Bạn nên biết hôm nay

Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ gia tăng: SOS

Nhiều người quan niệm loét dạ dày - tá tràng chỉ gặp ở người lớn, người trưởng thành, nhưng thực tế bệnh gặp nhiều ở trẻ em, thậm chí cả ở trẻ nhỏ.
Nhiều người quan niệm loét dạ dày - tá tràng chỉ gặp ở người lớn, người trưởng thành, nhưng thực tế bệnh gặp nhiều ở trẻ em, thậm chí cả ở trẻ nhỏ.

Với trẻ nhỏ, khó khăn lớn nhất để nhận biết trẻ bị viêm loét dạ dày - tá tràng là nhiều khi trẻ nhỏ quá nên không biết mô tả cơn đau hoặc cha mẹ coi việc trẻ đau bụng ậm ạch là chuyện thường ngày nên không bận tâm, tưởng con giả vờ, cũng không đưa trẻ đi khám.

Loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em không được cha mẹ lưu tâm, những cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho những nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun... Thực tế những năm gần đây, bệnh lý dạ dày - tá tràng là nhóm bệnh lý thường gặp trong thực hành bệnh tiêu hóa ở trẻ em. Ở nước ta, tỉ lệ nhiễm Helicobacter Pylori (HP) ở trẻ em là 33,4%, trở thành vấn đề rất đáng quan tâm trong cộng đồng. Nguồn gốc S*nh l* bệnh học rất khác nhau, ngày càng được quan tâm và có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị. Thực tế, đau bụng do nguyên nhân loét dạ dày - tá tràng gặp khá nhiều ở trẻ dưới 15 tuổi. Nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ nên việc chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng không còn khó khăn như trước nhưng phải phát hiện sớm. Tuy nhiên, khi đã được bác sĩ chỉ định cho nội soi thì một lý do khác khiến nhiều bậc cha mẹ ngại cho con nội soi vì sợ con đau nhưng thực tế hiện nay, trẻ sẽ được soi dạ dày bằng ống soi nhỏ, mềm, được gây mê để trẻ không có cảm giác đau.

Ở trẻ nhỏ, cơn đau dạ dày thường là dữ dội, lăn lộn dễ nhầm với bệnh giun chui ống mật. Trong khi đó, một số biểu hiện hay gặp ở người lớn như ợ hơi, ợ chua lại rất ít khi xuất hiện ở trẻ em. Vì thế, khi thấy trẻ hay đau bụng, phụ huynh cứ nghĩ là trẻ mắc bệnh giun do đó tự mua Thu*c tẩy giun nhưng không thấy khỏi mới đưa trẻ đi khám.

Các biểu hiện của viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường là ăn uống khó tiêu, đau âm ỉ vùng bụng trên rốn phía bên phải của bệnh nhân. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối. Biểu hiện có thể rất rõ như nôn ra máu, đi tiêu phân màu đen như bã cà phê hoặc máu tươi rất nhiều nhưng đôi khi rất kín đáo mà trẻ và người nhà khó nhận biết. Các biểu hiện mệt mỏi, da xanh, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung trong học tập, căng thẳng thường gặp nhiều ở trẻ lớn. Cũng cần đưa ra lời cảnh báo trẻ có thể bị viêm loét dạ dày - tá tràng do cha mẹ lạm dụng các Thu*c hạ sốt, giảm đau.

viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính ở trẻ em thường do vi khuẩn H.pylori (HP). Vi khuẩn này thường lây truyền theo đường miệng - miệng, tức là trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày - tá tràng hoặc phân - miệng do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. Nếu không được điều trị dễ gây loét sâu dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Về lâu dài, bệnh thành mạn tính, thậm chí tiến triển thành ung thư ở tuổi lớn hơn. Vì đường lây của vi khuẩn HP qua đường miệng - miệng nên cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên bỏ tập quán mớm cơm cho con nhỏ vì có thể làm trẻ nhiễm vi khuẩn HP, gây viêm loét dạ dày - tá tràng.

Trong thực hành điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em cũng như người lớn, vấn đề diệt vi khuẩn HP là ưu tiên số một. Sử dụng Thu*c diệt HP giảm đáng kể tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng.

Lựa chọn đầu tiên để điều trị HP là phác đồ kết hợp ba Thu*c, trong đó bao gồm hai kháng sinh và một Thu*c PPI (Thu*c kháng axit - chống loét). Sử dụng 2 lần trong một ngày và kéo dài trong 14 ngày.

Lưu ý, khi bác sĩ chỉ định Thu*c, bố mẹ phải tuân thủ chỉ định, nếu không sử dụng đúng liều điều trị dễ dẫn đến kháng Thu*c. Hơn nữa, viêm dạ dày do HP rất dễ tái đi tái lại nếu không diệt hết nguồn lây. Vì thế, phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho trẻ cần phải điều trị luôn cho người thân nếu trong gia đình có người có biểu hiện đau, viêm dạ dày do HP để loại trừ nguồn lây.

Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn cho trẻ viêm loét loét dạ dày - tá tràng

Trẻ em bị viêm loét dạ dày - tá tràng cần có chế độ ăn uống và điều trị phù hợp để đẩy lùi hoặc giảm tiến triển của bệnh.

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ: vitamin, khoáng chất theo tuổi, cân nặng. Cần chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn nấu nhuyễn, nghiền nát, sử dụng rau củ không dùng rau có lá nhiều chất xơ. Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ (khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin C...). Không cho trẻ ăn cơm quá sớm. Trong bữa ăn, không vừa ăn vừa uống nhất là sử dụng đồ uống có ga. Sử dụng nguồn protein từ thịt (thịt nạc lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, súp), sữa. Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày. Không để trẻ có những thói quen dễ lây nhiễm vi khuẩn HP như mút tay... Nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho trẻ, từ đó làm giảm khả năng lây nhiễm HP.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-gia-tang-sos-20088.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Chứng nóng thượng vị và viêm loét hang vị phù nề có liên quan đến nhau không và có cách nào để trị dứt chứng nóng thượng vị không?
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Mangyte ơi, em muốn làm xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi trùng H.Pylori để ngừa loét dạ dày thì phải làm thế nào ạ? Cần có những xét nghiệm gì? Đến đâu để làm các xét nghiệm trên? Giá cả bao nhiêu? Em cảm ơn nhiều.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.