Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm mao mạch dị ứng – Biến chứng và cách điều trị

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn hiếm gặp tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm cần sớm thăm khám và điều trị đúng cách theo phác đồ bác sĩ...

viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý tự dị ứng không rõ căn nguyên, gây ra nhiều tổn thương lan tỏa ở hệ thống vi mạch của nhiều cơ quan. điển hình nhất là hệ thống mao mạch ở dưới da, ruột, thận hay xương khớp. nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh nếu người bệnh không sớm phát hiện và can thiệp kịp thời.

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh gì?

Bệnh viêm mao mạch dị ứng còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng viêm mạch schonlein – henoch. bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan trong cơ thể. thường gây viêm và chảy máu các mao mạch nhỏ ở da, ruột, thận hay khớp của người bệnh. thống kê ghi nhận rằng, bệnh viêm mao mạch dị ứng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới có thể cao hơn 2 lần so với ở nữ giới.

Ở bệnh nhân mắc hội chứng hội chứng viêm mạch schonlein – henoch, nhận thấy sẽ có sự lắng đọng nhiều phức hợp miễn dịch ngay tại hỗng tràng và mao mạch da. trong giai đoạn cấp của bệnh, khi xét nghiệm huyết thanh sẽ dễ dàng nhận thấy nồng độ iga tăng lên. như vậy có thể thấy rằng cơ chế hình thành bệnh lý này bắt nguồn từ hệ miễn dịch. chính vì thế nên bệnh không có xu hướng lây lan từ người này sang cho người khác.

1. Nguyên nhân

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được căn nguyên của hội chứng viêm mạch Schonlein – Henoch. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây được cho là có thể sẽ liên quan:

    Khoảng 30 – 50% số người mắc bệnh lý này sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, viêm da dị ứng, cơ địa dị ứng hay ăn các loại thức ăn lạ, thời tiết thay đổi thấy thường đều được cho là những yếu tố liên quan. chúng có thể khiến cơ thể phản ứng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết cùng những biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm mao mạch dị ứng ảnh hưởng đồng thời đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể. chính vì thế mà triệu chứng cũng có phần đa dạng hơn so với các vấn đề liên quan đến dị ứng khác.

Ban đầu người bệnh thường sẽ gặp các triệu chứng toàn thân. Điển hình như mệt mỏi, sốt nhẹ hay rối loạn tiêu hóa. Sau đó thì các triệu chứng ở các cơ quan mới bắt đầu biểu hiện rõ ràng, cụ thể như:

    Tổn thương trên da: Xuất huyết da là dấu hiệu đầu tiên, quanh mắt cá chân, mặt duỗi tứ chi hay mông là những vùng triệu chứng rõ ràng nhất. Xuất huyết ít gặp hơn ở tai, mũi hay bộ phận Sinh d*c. Vùng da bị tổn thương có gờ cao hơn bề mặt da, xuất hiện nốt, chấm màu đỏ đậm nhưng không gây ngứa. Một số trường hợp còn bị nổi mề đay, bầm máu, ban hoại hử hay phù da.
  • Tổn thương ở khớp: Có khoảng 75% người bệnh gặp phải các tổn thương ở khớp. Triệu chứng thường gặp là đau khớp, suy giảm chức năng vận động, phù xung quanh khớp. Khuỷu tay, cổ chân, đầu gối là những vị trí khớp dễ bị tổn thương. Bệnh lý này mặc dù không gây biến dạng khớp nhưng có thể gây hoại tử nếu không kiểm soát kịp thời.
  • Tổn thương ở đường tiêu hóa: Thống kê ghi nhận, có khoảng 37 – 66% người bệnh gặp vấn đề ở đường tiêu hóa. Có thể là viêm tụy cấp, giãn đại tràng, tắc ruột, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện cụ thể là đau bụng, đau thượng vị dữ dội, buồn nôn, nôn ói kéo dài, nôn ra máu, phân đen…
  • Tổn thương ở thận: Có thể gặp ở khoảng 25 – 50% người bệnh. Các vấn đề phổ biến bao gồm Protein niệu kéo dài, viêm cầu thận tiến triển nhanh, hội chứng viêm thận cấp, hư thận không đơn thuần, suy thận mạn.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhưng hiếm thấy hơn. Có thể bao gồm:

    Phổi: Có dấu hiệu xuất huyết hay tràn dịch màng phổi tơ huyết.
  • Viêm tinh hoàn: Tinh hoàn có triệu chứng đau hay sưng nhẹ nhưng có thể tự thuyên giảm sau vài ngày.
  • Mắt: Có thể là viêm mạch võng mạc hay xuất huyết đáy mắt.
  • Thần kinh trung ương: Vấn đề thường gặp hơn cả là chảy máu màng não, rối loạn hành vi, co giật, hôn mê…
  • Tim: Có thể là viêm màng ngoài tim, suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tum trên động mạch vành, rối loạn nhịp tim…

Dễ thấy rằng, bệnh viêm mao mạch dị ứng là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng khiến các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng. nếu không sớm khắc phục thì đôi khi tính mạng của người bệnh cũng có thể sẽ bị đe dọa.

3. Diễn tiến bệnh viêm mao mạch dị ứng

Ở bệnh viêm mao mạch dị ứng, đa phần tổn thương trên da sẽ chỉ kéo dài trong khoảng một vài tuần và có xu hướng mờ từ từ. tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thì triệu chứng sẽ rất dễ tái phát.

Còn các triệu chứng ở khớp thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và rất ít khi để lại các biến chứng nghiêm trọng. tổn thương ở đường tiêu hóa sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, thủng ống tiêu hóa, giãn đại tràng… bên cạnh đó, những tổn thương ở thận có thể sẽ tiến triển và gây suy giảm chức năng thận mãn tính.

Chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng

Để chẩn đoán bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và xác nhận triệu chứng. thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như ban xuất huyết trên da, đau khớp, mệt mỏi và các triệu chứng tại thận cũng như đường tiêu hóa.

Việc dựa vào triệu chứng lâm sàng sẽ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác như:

    Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng bệnh đồng thời xác định nồng độ kháng thể bất thường.

Bác sĩ cũng có thể dựa vào chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý có những triệu chứng tương tự. Cụ thể như:

    Ban xuất huyết: Cần phân biệt với các vấn đề như xuất huyết do nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, lupus ban đỏ hệ thống.

Điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng như thế nào?

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý nguy hiểm với rất nhiều biến chứng tiềm ẩn. chính vì thế khi khả nghi những triệu chứng bất thường thì bạn cần sớm thăm khám để bác sĩ xác định chẩn đoán và can thiệp kịp thời. phác đồ điều trị bệnh cần kết hợp khoa học giữa dùng Thu*c và chăm sóc tại nhà.

1. Sử dụng các loại Thu*c Tây y

Đến nay, vẫn chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm mao mạch dị ứng. các loại Thu*c được sử dụng trong trường hợp này có mục đích hỗ trợ khắc phục triệu chứng. từ đó ngăn ngừa những tổn thương mà bệnh gây ra cho các cơ quan trong cơ thể.

Dưới đây là một số loại Thu*c được sử dụng phổ biến nhất:

    Thu*c giảm đau, chống viêm: Paracetamol và NSAIDs sẽ được sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng sốt, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi… Trong trường hợp cơn đau nhẹ thì người bệnh sẽ được điều trị bằng Thu*c chứa Paracetamol. Chỉ khi cơn đau không thể đáp ứng, các Thu*c nhóm NSAIDs mới được chỉ định. Lưu ý rằng tuyệt đối không dùng NSAIDs cho những người bệnh đang gặp tổn thương đường tiêu hóa.
  • Corticoid: Loại Thu*c này thường được sử dụng ngắn ngày nhằm ức chế các hoạt động miễn dịch của cơ thể. Corticoid có thể được sử dụng đơn lẻ hay phối hợp với các loại Thu*c ức chế miễn dịch khác. Sau khoảng 3 ngày dùng Thu*c thì các triệu chứng lâm sàng và vi thể đều sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Thu*c ức chế miễn dịch: Các loại được dùng phổ biến nhất đó là Cyclosphamid và Azathioprin. Thu*c ức chế miễn dịch sẽ được dùng trong trường hợp có tổn thương thận nghiêm trọng. Có thể phối hợp với corticoid khi cần thiết.
  • Thu*c kháng sinh: Nhóm kháng sinh penicillin bao gồm Ampicillin, Amoxicillin và Oxacillin sẽ được dùng khi bệnh đi kèm với tình trạng nhiễm khuẩn liên cầu ở thận.

Tất cả các loại Thu*c dùng điều trị triệu chứng viêm mao mạch dị ứng cần sử dụng đúng với chỉ định bác sĩ. các tác dụng không mong muốn đều có nguy cơ phát sinh trong quá trình dùng Thu*c. hãy báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải những vấn đề bất thường.

2. Chăm sóc tại nhà

Đối với tất cả bệnh lý thì ngoài việc điều trị y tế, các biện pháp chăm sóc tại nhà luôn đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. trong giai đoạn cấp của bệnh viêm mao mạch dị ứng thì người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi khoảng từ 1 – 2 tháng để các triệu chứng có thể thuyên giảm dần.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh. Nhất là khi cơ quan tiêu hóa đang gặp phải tổn thương. Lúc này nên bổ sung các thức ăn lỏng, mềm, đồng thời chia nhỏ các bữa trong ngày để hạn chế áp lực cho cơ quan tiêu hóa, nhất là đại tràng.

3. Phương pháp ghép thận

Phương pháp này sẽ được bác sĩ cân nhắc khi bệnh khiến cho tổn thương thận trở nên nặng nề. lúc này những tổn thương đã tiến triển thành tình trạng suy thận mãn tính. người bệnh cần ghép thận để tránh những biến chứng nguy hiểm khác phát sinh ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý tự miễn nguy hiểm cần sớm thăm khám và điều trị. cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ mà bác sĩ đưa ra, đồng thời nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà để hỗ trợ điều trị tốt nhất. chú ý hạn chế tối đa nguy cơ mắc tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp để ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

    Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-mao-mach-di-ung)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY