Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm nang lông và bệnh vẩy nến: Nắm rõ thông tin để phân biệt đúng

Bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến có các triệu chứng tương tự nhau. Tìm hiểu thông tin về hai bệnh lý này trong bài viết để phân biệt đúng.

bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến có các triệu chứng tương tự nhau, điều này khiến cho nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh lý. sự nhầm lẫn này khiến người bệnh lựa chọn không đúng phương pháp điều trị.

Tổng quan về bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến da. hệ thống miễn dịch sẽ kích thích sự tích tụ, sừng hóa của tế bào và gây ra tổn thương trên bề mặt da. các loại vẩy nến thường gặp bao gồm:

    Bệnh vẩy nến mảng bám: dạng này chiếm 90% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Dạng vẩy nến này biểu hiện bằng những mảng da khô, đỏ. Xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, cơ quan Sinh d*c,….
  • Bệnh vẩy nến Guttate: xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào da. Dạng vẩy nến này thường không cần điều trị, tình trạng sẽ tự biến mất sau một thời gian nhất định. Biểu hiện của dạng vẩy nến này là những vùng da bị tổn thương có kích thước nhỏ và thường có dấu hiệu đóng vảy.
  • Bệnh vẩy nến thể mụn mủ: Dạng vẩy nến này khá nghiêm trọng, ngoài những triệu chứng thông thường người bệnh còn xuất hiện những nốt mụn trên da. Các mụn mủ này bị vỡ sẽ làm xuất hiện tổn thương da màu đỏ.

Ngoài ra, bạn có thể bị vẩy nến thể tròn, bệnh vẩy nến thể đốm,… những dạng vẩy nến này có các triệu chứng khá giống nhau. vì các triệu chứng của bệnh vẩy nến không quá đặc trưng, nên mọi người thường nhầm lẫn với viêm nang lông hoặc các bệnh da liễu khác.

Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng da nhẹ do vi khuẩn nhập vào nang lông. tình trạng này có thể xuất hiện ở bề mặt da thông thường hoặc da dầu.

Khác với vẩy nến, viêm nang lông là bệnh cấp tính và sẽ biến mất khi được điều trị. viêm nang lông biểu hiện dưới dạng mụn nhỏ, đỏ hoặc vàng có mủ.

Phân biệt bệnh viêm nang lông và bệnh vảy nến

1. Triệu chứng

Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng của bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến khá giống nhau. do đó, rất khó để có thể phân biệt qua yếu tố này. việc phân biệt triệu chứng đòi hỏi người bệnh phải quan sát kỹ đặc điểm và vị trí của từng triệu chứng.

Vị trí:

Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể. trong khi đó viêm nang lông chỉ xuất hiện tại các khu vực bị ma sát hoặc bị trầy xước, vùng da mỏng và dễ tổn thương.

Đặc điểm:

Các triệu chứng thường gặp của bệnh vẩy nến:

    Các mảng da đỏ, viêm và xuất hiện một lớp vảy da bong tróc (thường có màu trắng, bạc)

các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông bao gồm:

    Xuất hiện các mụn nước nhỏ có thể bị vỡ hoặc rỉ dịch

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch của cơ thể, bệnh không có khả năng lây nhiễm. đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng, tình trạng này có thể do vi khuẩn hoặc virus, vi nấm gây ra. viêm nang lông có thể truyền nhiễm sang người khác nếu có tiếp xúc vật lý tại vùng da bị bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến:

    Bạn có người thân mắc bệnh vẩy nến

Ngoài ra, bệnh vẩy nến có thể phát sinh khi có các điều kiện thuận lợi như tâm lý căng thẳng, chế độ ăn uống và các thói sinh hoạt thiếu lành mạnh,…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông:

    Tắm nước quá nóng

Điều trị bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến

    Sử dụng kem corticosteroid lên vùng da bị vẩy nến để kiểm soát tình trạng viêm và ngứa. Hoặc sử dụng retinoids (dẫn xuất của vitamin A) để giảm viêm và làm mỏng lớp sừng hóa của da.

Vẩy nến là bệnh tự miễn mãn tính, do đó việc điều trị phải duy trì trong thời gian dài. Bên cạnh những phương pháp này, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, giải phóng căng thẳng và áp lực để tác động tích cực đến bệnh.

Các phương pháp điều trị viêm nang lông

    Giữ vùng da sạch sẽ, khô thoáng

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh vẩy nến, bạn phải lập tức đến gặp bác sĩ. Bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Riêng với bệnh viêm nang lông, bạn có thể sử dụng Thu*c không kê toa tại các nhà Thu*c tây. tình trạng sẽ giảm dần sau khoảng vài ngày dùng Thu*c. tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn (sưng da, sốt, vùng da bị tổn thương lan rộng,….) bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Các biểu hiện trên da có thể không phải do bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến. bạn có thể gặp phải các vấn đề da liễu khác như nấm da, bệnh chàm, bệnh vảy phấn hồng, gàu, mụn trứng cá,…

Mặc dù có các triệu chứng tương tự nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị bệnh vẩy nến và bệnh viêm nang lông hoàn toàn khác nhau. bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng và thực hiện phương pháp thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-nang-long-va-benh-vay-nen)

Tin cùng nội dung

  • Phát hiện sớm và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ tự kỷ.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY