1. năm nay, mùa xuân dường như đến sớm với hàng triệu người dân đất việt. tôi nhìn thấy mùa xuân ấy hiển hiện trong dòng thác người với cờ đỏ sao vàng trong đêm mừng bóng đá việt nam bước lên đỉnh cao đông nam á, một chiến thắng ta chờ đúng 60 năm. một chiến thắng không chỉ là chiến thắng, mà đó là niềm tự hào dân tộc. đạt thành tích cao trong sea games 30 với những chiến thắng vẻ vang, thể thao việt nam đã chứng tỏ sự trưởng thành toàn diện, khẳng định chặng đường “lên như rồng, chiến thắng như rồng” với niềm tự hào dân tộc: chúng tôi là thế hệ trẻ việt nam.
Mùa xuân đến sớm ấy, tôi đã thấy hiển hiện khi chúng ta đón năm mới 2020 sau một năm có thể nói là trọn vẹn trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, với toàn bộ 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó nổi bật là tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra và đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. đáng mừng hơn, chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện và việt nam vẫn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô.
Hơn thế, việt nam còn đạt được nhiều kết quả khá bất ngờ như năng lực cạnh tranh quốc gia của việt nam được diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột thể chế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. quỹ tiền tệ quốc tế (imf) cho rằng, việt nam cùng 4 nền kinh tế khác trong khu vực đông nam á nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng gdp toàn cầu năm nay.
2. nhìn lại thực tế việt nam, có thể thấy khát vọng hùng cường, thịnh vượng là khát khao cháy bỏng của người dân và năng lượng, tiềm năng phát triển là rất lớn. chỉ cần nhìn vào tinh thần cổ vũ của người dân trước các trận đấu của đội tuyển bóng đá việt nam là có thể thấy được phần nào tinh thần, khát vọng vươn lên ấy. và rõ ràng, tinh thần ấy không chỉ trong bóng đá.
Trong bối cảnh mới, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt và khắc nghiệt. Thực tiễn đang đòi hỏi tinh thần dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm. Chỉ khi mọi tiềm năng được khai phá, mọi sự sáng tạo được bùng nổ, đất nước ta nhất định sẽ tự tin bước vào chặng đường mới, nắm bắt được những cơ hội lịch sử đang mở ra phía trước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây khẳng định: “Chúng ta cần những con Sếu đầu đàn và chúng ta cần có cả “đàn chim Việt” bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu”. Phát biểu của Thủ tướng đã nói trúng ý Đảng, lòng dân về một đàn chim Việt “vào mây thiết tha, lưu luyến một trời xa” trong ca khúc cùng tên của cố nhạc sĩ Văn Cao.
Để có đàn chim như thế, trong hơn 3 thập kỷ Đổi Mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những quốc sách để trước hết làm cho những con ở cuối “Đàn chim Việt” thoát ra được những yếu thế đeo bám từ nhiều thập kỷ. Đấy là hình ảnh của hàng chục triệu người dân đã thoát được những yếu thế về đói, nghèo, đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới.
Thế nhưng, đất nước chúng ta cần tiếp tục bay cao lên những nấc mới từ chuẩn trung bình. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chắt chiu, tận dụng từng cơ hội để thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, luôn có mặt kịp thời tại tất cả “điểm nóng”, chỉ đạo, xử lý dứt điểm từng vấn đề, thậm chí từng vụ việc. Từ các chuyến công du nước ngoài cho tới các buổi làm việc trong nước, lịch trình làm việc của Thủ tướng luôn dày đặc.
Với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng luôn nhấn mạnh yêu cầu về quyết tâm, khí thế, tầm nhìn mới trong phát triển. Thủ tướng liên tục nhắc nhở các địa phương phải luôn trăn trở, tìm tòi những cách làm mới, sẵn sàng bứt phá vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Trong đó, quan trọng hàng đầu là phải liên tục đổi mới tư duy, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách đang cản trở sự phát triển, cản trở sự năng động, sáng tạo của người dân và doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, khi tinh thần “Liêm chính - Kiến tạo - Hành động - Phục vụ” chưa trở thành nhận thức thường xuyên, chưa đi vào hành động và trở thành văn hóa của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, khi quan hệ giữa các cán bộ chính quyền và doanh nghiệp, người dân chưa hoàn toàn là mối quan hệ phục vụ, thì việc truyền tải thông điệp, thúc đẩy thay đổi nhận thức, “truyền lửa” cải cách là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, bài học từ “phép màu Đông Á”, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... cho thấy, để một quốc gia có thể bứt phá mạnh mẽ trong thời gian không dài trở nên thịnh vượng, cùng với một nhà nước kiến tạo phát triển, thì các nhà lãnh đạo cần mạnh mẽ truyền cảm hứng để khơi dậy, đánh thức khát vọng, tinh thần, ý chí đoàn kết, vươn lên của quốc dân.
3. Trong bối cảnh mới, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt và khắc nghiệt. Thực tiễn đang đòi hỏi tinh thần dám nghĩ, dám làm, tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy theo nếp cũ, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế. Khi mọi tiềm năng được khai phá, mọi sự sáng tạo được bùng nổ, đất nước ta nhất định sẽ tự tin bước vào chặng đường mới, nắm bắt được những cơ hội lịch sử đang mở ra phía trước.
“Không có bữa tiệc nào dọn sẵn”. Chúng ta phải bằng chính ý chí và bản lĩnh quyết tâm của mình. Phải vì lương tâm, lòng tự trọng để xây lại niềm tin, để ngẩng cao đầu trước bạn bè thế giới. Một dân tộc từng chiến thắng thì không thể thất bại. Đã là người Việt thì lòng yêu nước không phân biệt thiệt hơn, không so sánh ít nhiều. Chúng ta là một chỉnh thể, triệu người như một. Có như vậy mới khơi dậy được hào khí ngàn năm, mới có thể đưa con tàu Tổ quốc vượt trùng khơi đi lên phía trước. Chúng ta tự tin vì niềm kiêu hãnh vinh quang của dân tộc luôn là nền thạch để dung dưỡng mầm xanh bật nở. Mọi ưu tư nghịch lý rồi sẽ qua đi, sẽ tan biến vào vô cùng vô tận. Cái còn lại là tình thương yêu tràn ngập, là cái đẹp và tính thiện hiển hiện quanh ta. Những thách thức khó khăn không thể cản bước, không thể làm chúng ta hoang mang, nhụt chí. Những giá trị ngàn đời của dân tộc có sức sống mãnh liệt, ăn sâu, bám chắc vào cốt tủy mỗi người.