Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam sớm thực hiện sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19

Trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng.

Việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh COVID-19 cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Ngày 24/4, trong

Thông tin trên được ông Khuê đưa ra khi chủ trì cuộc họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn tạm thời về tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19 tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19.

[Vì sao có ca đã âm tính lại dương tính trở lại với SARS-CoV-2?]

Trước đó, ngày 08/4/2020, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 464/KCB-QLCL&CĐT giao 2 bệnh viện là Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xây dựng dự thảo Hướng dẫn tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19.

Theo dự thảo, Bộ Y tế giao Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Hướng dẫn tiếp nhận lưu trữ, bảo quản và vận chuyển huyết tương của người đã được điều trị khỏi bệnh COVID-19.

Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Hướng dẫn sử dụng huyết tương tiếp nhận từ người đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 để điều trị cho người bệnh thể nặng.

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê-Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết công tác điều trị cho người bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khó khăn do chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin phòng ngừa. Tất cả đều đang nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh để tìm mọi cách cứu chữa người bệnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế luôn cập nhật và tham khảo cũng như nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp điều trị của các nước trên thế giới đang thử nghiệm như sử dụng Thu*c điều trị HIV hay Thu*c chống sốt rét chloroquine trong điều trị COVID-19… Sử dụng huyết tương trong điều trị COVID-19 cũng là một liệu pháp mà thế giới đang thử nghiệm và Việt Nam cũng đang đi theo hướng này.

Hiện Việt Nam đã điều trị khỏi cho 225/270 trường hợp mắc COVID-19, trong đó bệnh nhân nặng chiếm khoảng 5% và chưa có trường hợp Tu vong.

Theo các chuyên gia trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy Thu*c điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng. Điều quan trọng nhất trong Hướng dẫn này là lựa chọn người hiến huyết tương như thế nào và vấn đề sử dụng huyết tương.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn việc hiến huyết tương của người điều trị khỏi bệnh COVID-19 cũng được đặt lên hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SAR-COV-2 và các tác nhân gây bệnh khác cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia và Lãnh đạo Bộ Y tế, căn cứ vào các tài liệu, bài báo khoa học của các chuyên gia các nước trên thế giới và Hiệp hội Truyền máu Thế giới, Bộ Y tế cần sớm triển khai Hướng dẫn tạm thời này.

Hiện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh giao 4 bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng là: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Việc lấy huyết tương làm trước mắt chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện như Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu- Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Pasteur đảm bảo lấy huyết tương đúng quy trình chuyên môn và nồng độ kháng thể.

Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện phải đảm bảo công tác an toàn sinh học trong tất cả các quy trình; vận động người hiến và có chính sách giúp đỡ, động viên với người tham gia tình nguyện hiến huyết tương hồi phục.

Theo phó giáo sư Khuê, dù hướng dẫn tạm thời nhưng trên nguyên tắc vẫn phải đảm bảo tính khoa học, an toàn cho người bệnh và sẽ không ngừng được cập nhật, hoàn chỉnh.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ là đầu mối phối hợp cùng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo và các Vụ, Cục liên quan tiếp tục theo dõi, chỉ đạo khẩn trương thực hiện hướng dẫn này khi được Lãnh đạo Bộ Y tế chính thức phê duyệt./.

PV (Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-som-thuc-hien-su-dung-huyet-tuong-trong-dieu-tri-covid19/636711.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.