Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam tiếp tục không có ca mắc Covid-19 mới, Hà Nội chuẩn bị dỡ bỏ cách ly thôn Hạ Lôi

(MangYTe) - Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tính từ 6 giờ ngày 16/4 đến 6 giờ ngày 5/5, Việt Nam bước sang ngày thứ 19 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, dự kiến đêm nay (5/5), thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội sẽ kết thúc thời hạn cách ly.

Tính đến 6 giờ ngày 5/5, Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Tính từ 18 giờ ngày 4/5 đến 6 giờ ngày 5/5, Việt Nam không có ca mắc mới.

Theo Bộ Y tế, hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 25.625 trường hợp.

Trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện là 246 trường hợp; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 6.165 trường hợp; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 19.214 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện có 10 ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2; 11 ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2.

Trước đó, chiều 4/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội họp trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung - Trưởng ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết, đối với các ổ dịch Mê Linh, Thường Tín, nếu hết thời hạn cách ly theo quy định, Chủ tịch UBND TP giao Chủ tịch UBND huyện thực hiện dỡ bỏ cách ly. Theo đó, cho phép người dân nới lỏng hoạt động xã hội tương tự các ổ dịch như Trúc Bạch.

Liên quan đến nội dung này, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng cho biết, huyện Mê Linh thuộc nhóm "nguy cơ cao", thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, đến nay, qua 19 ngày tại huyện Mê Linh không phát sinh ca nhiễm mới. Vừa qua, thôn Hạ Lôi có 6 người nghi nhiễm, tuy nhiên, sau khi chuyển đến bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Huyện có 616 trường hợp hết thời hạn cách ly tập trung, tiếp tục trở về cách ly tại nhà thêm 14 ngày. Các trường hợp này được y tế theo dõi, kiểm tra 2 lần/ngày, hiện sức khỏe tất cả các trường hợp đều bình thường.

Dự kiến, 0h ngày 6/5 UBND huyện Mê Linh sẽ công bố kết thúc vùng cách ly tại thôn Hạ Lôi. Ảnh Phạm Hùng

Nếu trong ngày 5/5, thôn Hạ Lôi không có ca nhiễm mới, dự kiến, 0h ngày 6/5 UBND huyện Mê Linh sẽ công bố kết thúc vùng cách ly tại thôn Hạ Lôi.

"Việc dỡ bỏ lệnh cách ly sẽ được thực hiện đúng quy định phòng dịch, có đại diện các sở, ban ngành, đại diện của nhân dân nhưng không quá 20 người. Huyện cũng sẽ tiếp tục tuyên truyền và yêu cầu người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không phải chủ quan dỡ lệnh cách ly là đi lại tự do" - ông Trọng khẳng định.

Được biết, tại ổ dịch thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (có 13 ca mắc), 19 ngày không ghi nhận ca mắc mới; tiếp tục khoanh vùng, cách ly từ ngày 8/4/2020, đến nay đã qua 26 ngày cách ly y tế, dự kiến đến ngày 6/5/2020 sẽ kết thúc cách ly.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng, chống Covid-19:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 khuyến cáo người dân 7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch Covid-19:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng, chống dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/viet-nam-tiep-tuc-khong-co-ca-mac-covid-19-moi-ha-noi-chuan-bi-do-bo-cach-ly-thon-ha-loi-383296.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY