Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Mỹ, tiến hành phân tích hơn 6.000 mẫu virus corona trên toàn cầu. Họ đã phát hiện ra tổng cộng 14 đột biến của virus. Ngoài ra, số lượng chủng mới chiếm ưu thế so với các chủng cũ.
Trong số đó, nhóm nghiên cứu tập trung vào đột biến có tên D614G, chịu trách nhiệm cho sự thay đổi tại gai móc (spike protein) mà virus dùng để bám vào mặt ngoài các tế bào của con người rồi xâm nhập vào đó.
Đây là chủng phổ biến tại một số quốc gia chỉ sau vài tuần nó xuất hiện. Chính sự phổ biến của chủng mới này, so với chủng virus trước đây, là minh chứng cho thấy khả năng dễ lan lan của nó.
Dù chưa biết chi tiết về cơ chế hoạt động cụ thể của gai móc đột biến, các nhà khoa học chỉ ra rằng đột biến đã giúp virus lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc.Theo thống kê, chủng đột biến trên xuất hiện tại châu Âu vào tháng 2 rồi nhanh chóng lây lan tới bờ Đông của Mỹ. Chủng này sau đó lây lan ra toàn cầu từ giữa tháng 3. Không chỉ có khả năng lây lan mạnh hơn, chủng này khiến bệnh nhân có thể tái nhiễm bệnh sau khi đã hồi phục.
Bên cạnh đó, phát hiện này nhiều khả năng cũng đặt dấu chấm hết cho kỳ vọng sản xuất một số loại vaccine và Thu*c điều trị Covid-19. Lý do là bởi một số thành phần trong vaccine và Thu*c điều trị đang được phát triển hiện nay hoạt động theo cách bám vào gai móc của virus, hoặc làm gián đoạn hoạt động của nó. Nếu dựa trên dữ liệu về virus chủng cũ, chúng sẽ không hiệu quả trong việc chống lại các virus đột biến sau này.
Biến đổi là một khả năng bình thường để tồn tại của nhiều loại virus, trong đó có virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vật liệu di truyền của virus là RNA chứ không phải DNA như ở người. Khác với cơ chế di truyền của DNA, khi virus sao chép vật liệu di truyền, RNA không hiệu đính lại chu kỳ sao chép trước đó và dẫn tới việc mắc lỗi là thường xuyên. Những lỗi này gọi là đột biến.
Chủ đề liên quan:
corona Covid 19 đột biến làm tăng lây nhiễm nCoV SARS CoV 2 thuốc điều trị thuốc thử vaccine virus virus corona