Khi yêu, tôi đã biết anh là con trai duy nhất trong nhà. Mẹ anh làm mẹ đơn thân nuôi con suốt 25 năm nay mà không bao giờ nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Do nhà có 2 mẹ con nên khi biết anh có bạn gái, bà mừng lắm.
Chẳng thế mà mỗi lần tôi về nhà bên ấy ra mắt, bà lại gần gũi trò chuyện cả ngày. Bà dẫn tôi đi chợ cùng rồi 2 bác cháu vào bếp. Bà cứ tíu tít kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện. Khi tôi về toàn nắm tay bảo:
“Ít bữa nữa cháu lại về chơi với bác. Hai đứa ở thành phố có gì phải quan tâm và chăm sóc cho nhau nha”.
Khi tôi chính thức làm con dâu bà, dù vụng về bếp núc lắm, mẹ chồng cũng không 1 câu mắng mỏ. Bà còn hướng dẫn nấu nướng nhiều món ngon mà mãi tôi vẫn không tiến bộ được. Song bà bảo mỗi người có 1 điểm mạnh, chỉ cần con dâu hiếu nghĩa, thương chồng và coi gia đình chồng như nhà mình là được.
Thấy mẹ chồng mong có cháu như vậy nên tôi giấu bà và chồng đi lưu trữ trứng. (Ảnh minh họa)
Suốt 3 năm làm dâu, vợ chồng dù hoàn toàn bình thường nhưng cả 2 vẫn muộn con. Đi khám thì được biết nguyên nhân trục trặc là do chồng. Từ lúc biết tin đó, ngày nào bà cũng khấn vái tổ tiên cho con trai sớm điều trị tốt, hợp thầy hợp thuốc để 2 đứa có tin vui.
Thấy mẹ chồng mong có cháu như vậy nên tôi giấu bà và chồng đi lưu trữ trứng. Biết đâu sau này anh điều trị hiếm muộn xong, vợ chồng lại có thể sinh con được.
Lúc cuộc sống đang bình yên như thế thì chồng tôi bị tai nạn giao thông phải nằm liệt giường. Thương con dâu vất vả, bà một mực bắt phải đưa anh về quê để hàng ngày chăm sóc. Con dâu cứ ở thành phố để làm kiếm tiền. Cuối tuần về nhà thăm chồng và thăm mẹ chồng là được.
Mỗi lần con dâu về, bà toàn nhận chăm sóc con trai cho tôi được nghỉ ngơi. Nhiều lần bà còn động viên tôi nên ly hôn để đi bước nữa nhưng tôi không nỡ bỏ anh đang nằm liệt như vậy, càng không muốn mất 1 mẹ chồng tốt. Nói con dâu mãi không được, bà lại bảo:
“Con thích thì cứ ở lại nhà này mà chăm chồng liệt. Nhưng bất cứ khi nào phải lòng người đàn ông khác hay muốn theo người ta thì cứ bảo mẹ 1 câu, mẹ sẽ tác thành và làm đám cưới cho. Giờ con trai mẹ đã vậy, mẹ sẽ coi con như con gái trong nhà”.
2 năm sau ngày chồng bị tai nạn nằm đó thì tôi lấy trứng đông lạnh và xin tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng để thụ thai. Sợ mẹ chồng nghĩ ngợi, tôi không dám hé răng nửa lời. Trước bụng tôi còn nhỏ nên bà không để ý thấy. Giờ thấy tôi bụng to hơn nên hôm trước về quê đã bị mẹ chồng nhận ra.
Tối ấy khi đi ngủ, tôi đã sang phòng thú nhận với mẹ chồng rằng, thực ra đứa trẻ đang mang trong bụng không phải là con của chồng mà là con của người đàn ông không biết mặt vì xin giống ở ở ngân hàng tinh trùng.
Nghe tôi nói mà ban đầu bà ngẩn người một hồi. Nhưng sau đó bà lại cười rồi ôm con dâu vào lòng cảm ơn rối rít. Bà bảo, đây chính là cách tốt nhất để để mọi người đều toại nguyện. Bà còn nói cứ yên tâm mà mang bầu đứa bé này, sinh nó ra, bà sẽ mãi mãi coi nó là cháu nội bà. Bà sẽ yêu thương và chăm sóc cho đứa bé này hết lòng.
Bà còn nói cứ yên tâm mà mang bầu đứa bé này, sinh nó ra, bà sẽ mãi mãi coi nó là cháu nội bà. (Ảnh minh họa)
Bà còn căn dặn tôi tuyệt đối không nói bí mật này cho bất cứ ai, để mọi người xung quanh cứ nghĩ đó là con của chồng tôi. Nghe mẹ chồng nói mà nước mắt tôi rưng rưng xúc động vì hạnh phúc.
Hiện tôi đang bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Mẹ chồng bảo khi tôi nhập viện sẽ vào viện chăm con dâu đẻ rồi đưa về quê chăm ở cữ. Tôi đang vừa mừng vừa lo vì lần đầu làm mẹ đây. Không biết khi xách làn đi đẻ, tôi nên chuẩn bị những gì đây các chị em nhỉ?
Chuẩn bị đồ đi sinh cần những gì?
Chuẩn bị đồ đi sinh là một trong những việc quan trọng ở cuối thai kỳ. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ sẽ giúp cả bố lẫn mẹ kịp thời và chủ động khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ
Áo quần: Thông thường mẹ sẽ có trang phục dành cho thai phụ được cung cấp bởi bệnh viện, tuy nhiên cũng cần chuẩn bị thêm từ 1 - 2 bộ áo quần để phòng và mặc lúc xuất viện.
Áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm: Các mẹ sinh vào mùa lạnh nên chuẩn bị thêm tất chân và mũ trùm để giữ ấm cơ thể hoặc khi thân nhiệt giảm trong và sau khi sinh.
Băng vệ sinh: Chuẩn bị đồ đi sinh đừng quên băng vệ sinh dùng cho mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ sinh mổ có thể cần dùng nhiều hơn. Mẹ nên chuẩn bị 3 túi băng vệ sinh.
Miếng lót chống thấm: 5 miếng lót chống thấm, loại dùng cho bệnh nhân phẫu thuật.
Quần lót giấy: 7 - 10 cái là cần thiết và vừa đủ đối với cả mẹ sinh thường và sinh mổ.
Vật dụng vệ sinh cá nhân khác: Khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ khoa, lược, bàn chải - kem đánh răng, nước súc miệng.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ đầy đủ sẽ đảm bảo vệ sinh cá nhân cho mẹ được thuận tiện sau khi sinh, giúp phòng chống viêm nhiễm, đặc biệt là những mẹ sinh mổ.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé
Áo quần trẻ sơ sinh: 5 - 7 bộ.
Mũ trùm, tất tay và tất chân: 3 - 5 cái, đôi mỗi loại.
Khăn quấn trẻ: 2 - 3 khăn mềm để quấn và giữ ấm trẻ.
Khăn sữa: 10 cái để lau trẻ khi cần, đặc biệt là sau khi tắm.
Khăn tắm cho trẻ: 3 - 5 cái khăn xô dùng để tắm và lau cho trẻ khi tắm.
Gối, mền dành cho trẻ.
Miếng lót, tã vải, tã giấy sơ sinh: 1 túi hoặc 15 - 30 cái, có thể cần dùng nhiều hơn trong những ngày đầu sau sinh (do trẻ đi phân su).
Miếng lót chống thấm: Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé mẹ đừng quên miếng lót chống thấm loại dành riêng cho bé để giúp vệ sinh cá nhân, thay tã cho bé dễ dàng. Mẹ nên chuẩn bị 10 miếng.
Vật dụng vệ sinh cá nhân khác dành cho trẻ: Khăn ướt, nước muối sinh lý, tăm bông, rơ lưỡi, kem chống hăm, bông y tế.
Máy hút sữa, bình sữa, nước và dụng cụ rửa bình sữa: Mẹ nên chuẩn bị và mang theo phòng trường hợp mẹ sinh mổ chưa thể cho trẻ bú trực tiếp.
- Video nhờ đồng nghiệp chở đi khám thai, tôi chết lặng khi thấy hành động của chồng.
Theo Đời sống gia đình
Link bài gốc Lấy link
https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/goc-khuat/vua-thu-nhan-cai-thai-trong-bung-khong-phai-cua-chong-me-anh-om-cham-lay-con-dau-khoc-roi-rit-cam-on-c74a24779.htmlTheo Đời sống gia đình