Khoa học hôm nay

Vua Việt Nam cởi áo hoàng bào đắp cho thủ cấp tướng địch, cuối đời xuất gia, được dân suy tôn làm Phật Hoàng là ai?

Vị vua này có công lớn trong việc sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, khi mất được suy tôn làm Phật Hoàng - 'vua Phật.

Trong lịch sử phong kiến việt nam nói chung và triều đại nhà trần nói riêng, vua trần nhân tông (1258 - 1308) được xem một trong những vị vua tài giỏi và anh minh nhất. có một sự kiện đặc biệt về ông trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên - mông lần thứ hai (1285) được "đại việt sử ký toàn thư" ghi chép lại. khi đó, quân trần đánh bại địch, lấy được thủ cấp của tướng giặc là nguyên soái toa đô ở tây kết. chứng kiến cảnh này, vua trần nhân tông nói rằng "người làm tôi phải nên như thế này" rồi cởi áo hoàng bào của mình đắp lên thủ cấp của toa đô, sai quân lính đem đi liệm chôn.

Ảnh minh họa

Nhận xét về hành động này, nhà sử học thời Lê sơ Ngô Sĩ Liên ca ngợi: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".

Vua con Trần Anh Tông và các triều thần nghênh đón Phật hoàng Trần Nhân Tông rời khỏi động Vũ Lâm sau khi tu hành đắc đạo - Trích đoạn bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ

Có thể thấy, nhắc đến vua trần nhân tông thì một từ thông minh là chưa đủ. vị vua này hiểu thấu mọi luân thường đạo lý và biết cách truyền đạt, nhắc nhở khiến ai nấy đều tâm phục khẩu phục. có lẽ chính vì cái tâm đẹp, luôn hướng về cái thiện mà vua có duyên với đạo phật. tương truyền vua sinh ra đã có thân thể sáng óng như vàng, sau khi nhường ngôi lại cho con là vua trần anh tông thì xuất gia đi tu, lấy hiệu là hương vân đại đầu đà, có công lớn sáng lập lên thiên phái trúc lâm yên tử, cũng là vị tổ đầu tiên của thiền phái này. lập chùa, cất tinh xá xong, vua còn đích thân đi truyền giảng tư tưởng riêng của phật giáo việt nam. tư tưởng đó thể hiện rõ trong bài thơ cư trần lạc đạo do chính ngài sáng tác:

"…Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền…"

Vua Trần Nhân Tông không chỉ có đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông mà còn được xem là nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời trung đại. Năm 1308, ngài viên tịch tại đỉnh Ngọa Vân, núi Yên Tử, hậu thế yêu mến, kính trọng đã suy tôn vua là Phật Hoàng Trần Nhân Tông - vua Phật Việt Nam.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.



Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/vua-viet-nam-coi-ao-hoang-bao-dap-cho-thu-cap-tuong-dich-cuoi-doi-xuat-gia-duoc-dan-suy-ton-lam-phat-hoang-la-ai-d204811.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vua-viet-nam-coi-ao-hoang-bao-dap-cho-thu-cap-tuong-dich-cuoi-doi-xuat-gia-duoc-dan-suy-ton-lam-phat-hoang-la-ai/20240124082040153)

Tin cùng nội dung

  • Người xuất-gia thực đúng như kinh Pháp-Hoa đã dạy, là người bỏ nhà thế gian vào nhà của Phật, cởi áo thế gian mặc áo của Phật, bỏ chỗ thế gian ngồi chỗ của Phật. Ngồi chỗ của Phật là xác nhận các pháp đều không nên không thấy có gì quan trọng hết và không một việc gì không làm được. Mặc áo của Phật là vận dụng đức tánh nhẫn nhục nên chông gai không sờn mà thế sự không chuyển nổi.
  • Phật là cha, Pháp là mẹ. Thuận lời Phật, làm theo Pháp, ấy là hành động đúng với cha mẹ. Người Xuất-gia từ bỏ tất cả, thoát ly gia đình, lấy Phật làm cha, lấy Pháp làm mẹ, thì phải có sự sinh hoạt đúng với cha mẹ ấy. Cho nên vấn đề hành trì được coi là phần chánh, là kết quả phải có của sự lý giải và nguyên nhân cần thiết của sự chứng ngộ mà Người Xuất-gia, đúng với danh nghĩa của mình, không thể không có.
  • Xuất-gia nghĩa là bỏ tất cả: Bỏ gia đình, bỏ hình đẹp, bỏ bà con, bỏ thân mạng, bỏ cả tự lợi. Đó là năm tư cách của người Xuất-gia. Mà bỏ tức giải thoát, nên bỏ năm điều trên thì đạt đến sự Giải-thoát chỉ vì chánh-pháp và vì muôn loài.
  • Đạo Phật rất cần những người tu trẻ, có tài đức để làm mới đạo Phật. Ngược lại, những người có hoàn cảnh éo le trong đời, thất bại trong sự nghiệp hoặc tình duyên đi tu, theo Phật họ là những người ẩn dương nương Phật.
  • Trước khi xuất gia, ta cần có quyết tâm, thấu rõ động cơ tốt, hiểu được bản thân, xác định lý tưởng. Không nên lấy thiện cảm hay tình cảm với một vị thầy nào để làm mục đích xuất gia, vì như thế sẽ không có giá trị.
  • Yêu cầu trụ trì các Tự viện thực hiện đầy đủ các quy định tại điều 28 chương VI Nội quy Ban Tăng sự Trung ương; khoản B phần 1 Thông tư 005/TT. HĐTS ngày 15/01/2016 đối với việc cho phép xuất gia, nhận người vào tập tu tại Tự viện.
  • Khi bước chân vào đạo, quy y Tam bảo, người đệ tử Phật đã phát lời thệ nguyện: “Con nay quy y Phật-Pháp-Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật; không quy y ngoại đạo, tà giáo; không quy y thầy tà, bạn xấu”. Làm trái, nghĩa là bội nghịch với Tam bảo.
  • Dù vẫn hết lòng tuân theo tín ngưỡng của mình nhưng sư thầy Tuân vẫn không dứt bỏ hồng trần bằng việc nhận nuôi 11 đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi.
  • Người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn.
  • Buổi lễ qua rồi nhưng hình ảnh bà mẹ già đứng phía ngoài nhìn vô cứ in đậm trong lòng tôi, khiến tôi cứ mãi nặng lòng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY