Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vượt qua stress mùa dịch

(HNMCT) - Đại dịch Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Stress, trầm cảm, lo âu, thậm chí mắc rối loạn cảm xúc, tâm thần... là những hậu quả về mặt sức khỏe của con người trong đại dịch.

(HNMCT) - Đại dịch Covid-19 làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Stress, trầm cảm, lo âu, thậm chí mắc rối loạn cảm xúc, tâm thần... là những hậu quả về mặt sức khỏe của con người trong đại dịch.

Ảnh: Phạm Phương Mai

Vô hình nhưng nguy hiểm 

Nhiều chuyên gia tâm lý - tâm thần học cho rằng, làn sóng dịch lần thứ 4 gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn rất nhiều so với những đợt dịch trước đây với nỗi bất an về sức khỏe; tương lai bất định về việc làm, nỗi lo về tiền thuê trọ, tiền mua thực phẩm trong khi thực hiện giãn cách xã hội. Đó còn là sự thay đổi về thói quen sinh hoạt khi phải làm việc từ xa, thông qua những công cụ đôi khi chưa quen thuộc. Một số bị cắt giờ làm, thậm chí mất việc. Con cái phải ở nhà, làm xáo trộn thói quen sinh hoạt, làm việc. Ngoài ra, đó còn là sự ảnh hưởng ít nhiều của những thông tin xấu trên mạng xã hội hay từ bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp...

Thực tế giãn cách tại hà nội những ngày qua cho thấy áp lực, sự căng thẳng về tâm lý khi thông tin về f0, f1... liên tục xuất hiện, cộng với khó khăn về kinh tế, sự tù túng, bí bách trong không gian nhỏ hẹp, ít được giao tiếp đã khiến một số người rơi vào trạng thái stress. chị đặng thị minh hà (quận hà đông, hà nội) chia sẻ, thực hiện giãn cách, nhiều ngày nay, chị làm việc online tại nhà, thực phẩm thì đặt trên "chợ" online. chị hà không ra khỏi nhà ngoài vài lần đi nhận hàng, thời gian còn lại hầu như chỉ làm bạn với máy tính, điện thoại khiến đầu óc mụ mị, ngủ không ngon giấc, ăn gì cũng thấy nhạt miệng.

Anh Nguyễn Văn Hùng, chủ cửa hàng cắt tóc ở Thanh Xuân, Hà Nội, chia sẻ, cửa hàng đóng cửa, tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả, áp lực kinh tế cộng với việc phải tiếp nhận thông tin cạnh khu mình ở có rất nhiều ca bệnh Covid-19, tâm trạng lo sợ mình sẽ mắc bệnh hoặc phải đi cách ly khiến anh luôn sống trong lo âu.

Lý giải về tình trạng mà nhiều người đang gặp phải, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện E) cho hay, Covid-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra rối loạn tâm thần, nhưng là một trong những yếu tố thêm vào để khởi phát trạng thái lo âu, trầm cảm, stress, rối loạn giấc ngủ.

Trong thời gian dịch bệnh, bác sĩ Chung đã tiếp nhận nhiều trường hợp có biểu hiện bệnh khá nghiêm trọng. Một cán bộ ngân hàng, vì quá lo lắng nên đã trải qua nhiều cơn tăng huyết áp với các biểu hiện như đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, run, chóng mặt, mất ngủ.

Ở một khía cạnh khác, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng chịu áp lực tâm lý trong bối cảnh giãn cách. Chẳng hạn, trong thời gian học sinh nghỉ học, bị hạn chế vui chơi ở bên ngoài, nhiều gia đình cho con “làm bạn” với điện thoại thông minh, máy tính, có thể khiến trẻ bị rối loạn tâm lý cùng nhiều hệ lụy về sau do nghiện game.

Bí quyết có được “tinh thần thép”

Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thay đổi lối sống để thích nghi. Theo đó, người dân nên tăng cường rèn luyện sức khỏe thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần bằng các liệu pháp đơn giản, như thư giãn, luyện tập yoga, thiền, nghỉ ngơi, đọc sách. Mỗi người nên tăng kết nối với các thành viên khác trong gia đình, tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội. Khi có các biểu hiện của stress, như khó ngủ, dễ gặp ác mộng, hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi... hoặc có dấu hiệu liên quan đến sức khỏe tâm thần, thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, điều trị.

GS.TS Nguyễn Văn Tuấn đưa ra lời khuyên: Trong bối cảnh giãn cách, mỗi người nên nói ra tâm sự của mình để được chia sẻ, giải tỏa lo lắng. Hãy tìm niềm vui qua việc đọc sách, nghe nhạc, tập nhảy, thư giãn bằng các bài tập thể dục, đọc và chia sẻ thông tin chính thống, thậm chí có thể tìm hiểu để tham gia hoạt động thiện nguyện phù hợp.

Còn theo khuyến cáo của Tiến sĩ Cao Tiến Đức, nguyên Chủ nhiệm khoa Tâm thần (Bệnh viện Quân y 103), trong tình hình dịch bệnh kéo dài, nếu mỗi người không tự tìm cách thích nghi thì có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, mắc bệnh lý tâm thần. Vì thế, nếu phải làm việc tại nhà, mỗi người cần lên thời gian biểu để hoàn thành công việc mà vẫn có thể thu xếp khoảng thời gian hợp lý để nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc. Giấc ngủ chất lượng có thể giúp não bộ tỉnh táo, hệ tim mạch khỏe mạnh, cải thiện tâm trạng, tăng cường hệ miễn dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1010794/vuot-qua-stress-mua-dich)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY