Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Whitmore - Bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm!

(HNM) - Theo báo cáo mới đây của Bệnh viện Nhi trung ương và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp mắc whitmore, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

(hnm) - theo báo cáo mới đây của bệnh viện nhi trung ương và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp mắc whitmore, trong đó có 1 trường hợp tử vong. tuy đây là bệnh không thường gặp, không gây thành dịch nhưng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, tử vong nhanh và hiện chưa có vắc xin dự phòng. do đó, người dân cần chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.

Ảnh: Mai Thanh

Tỷ lệ tử vong lên tới 40-60%

Trong 3 trường hợp mắc whitmore vừa ghi nhận, có 2 trẻ em ở tỉnh thanh hóa điều trị tại bệnh viện nhi trung ương.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, dù được các bác sĩ phẫu thuật và điều trị tích cực, nhưng 1 trong 2 bệnh nhi đã tử vong vào tối 11-11 do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nặng. Trường hợp còn lại hiện đang được điều trị tích cực, theo dõi chặt chẽ.

Bệnh whitmore (tên gọi khác là bệnh melioidosis) là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn burkholderia pseudomallei gây ra. bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại australia và khu vực đông nam á. tại việt nam, ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1925 tại thành phố hồ chí minh, sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho rằng, bệnh whitmore không phải là hiếm, song không gây ra dịch và không lây truyền từ người sang người. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước trong sinh hoạt hoặc do tai nạn. Khi nhiễm bệnh dễ dẫn tới bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề. Đơn cử như vi khuẩn này gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ và đặc biệt là tổn thương vào phổi.

Từng điều trị cho nhiều ca bệnh whitmore, phó giáo sư, tiến sĩ đỗ duy cường, giám đốc trung tâm bệnh nhiệt đới (bệnh viện bạch mai) cho hay, bệnh này có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng: sốt, với các kiểu sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng... chính vì vậy, whitmore khó chẩn đoán, hay bị nhầm sang viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… những người có bệnh nền, như: đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Theo các chuyên gia truyền nhiễm, 90% trường hợp mắc bệnh có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi; 50% người bệnh có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong. tỷ lệ tử vong trung bình của whitmore là từ 40% đến 60%. vi khuẩn gây bệnh cũng đã làm nhiều trường hợp tử vong trong những năm gần đây. riêng năm 2020, vào đợt lũ diễn ra vào tháng 10 ở tỉnh quảng trị đã có tới 30 người nhiễm whitmore, trong đó có 4 người tử vong.

Chủ động phòng bệnh ở vùng mưa, lũ

Trước tình hình ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh whitmore, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ đối với bệnh này. Riêng đối với những vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh, Cục Y tế dự phòng đề nghị thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm ca mắc; đồng thời tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Ngoài ra, các đơn vị y tế địa phương cần tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh và triển khai biện pháp phòng, chống bệnh whitmore.

Whitmore không phải bệnh lạ và bệnh mới xuất hiện trở lại, người dân không nên hoang mang. phó giáo sư, tiến sĩ đỗ duy cường, giám đốc trung tâm bệnh nhiệt đới (bệnh viện bạch mai) lưu ý, whitmore tuy là bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, nhưng hiện đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị, nên bệnh có thể chữa khỏi, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. mùa mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho bệnh whitmore phát triển. các ca bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa mưa lũ, tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, nên người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh.

Để chủ động phòng bệnh whitmore, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, nhất là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn. Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt là tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông, nơi bị ô nhiễm. Đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn phải sử dụng đồ bảo hộ lao động. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1047470/whitmore---benh-truyen-nhiem-cap-tinh-nguy-hiem)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY