Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO: Việt Nam phải luôn sẵn sàng làn sóng thứ 2 của Covid-19 có thể ập đến

Dân trí Cuộc sống khi áp dụng biện pháp giãn cách xã hội là rất khó khăn nhưng tính đến nay, người dân Việt Nam vẫn cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trong cuộc chiến chống dịch”, đại diện WHO nói. Vì sao bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh nhưng tái dương tính trở lại? WHO: Điều tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 vẫn ở phía trước Ông Trump nói sẽ cấm nhập cư vào Mỹ để đối phó kẻ thù vô hình

9h30 sáng nay (theo giờ Hà Nội), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức buổi cung cấp thông tin báo chí về Covid-19 khu vực Tây Thái Bình Dương. Chủ trì hội nghị là TS Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cùng các chuyên gia của WHO.

Trong buổi cung cấp thông tin báo chí, TS Takeshi Kasai đã tóm tắt về tình hình dịch Covid-19 tại khu vực Tây Thái Bình Dương, theo đó, tính đến 20/4, ở 22 quốc gia thuộc khu vực này đã ghi nhận 132.438 ca mắc Covid-19, 5.648 trường hợp Tu vong, như vậy tỉ lệ Tu vong/ca bệnh là 4,26%.

Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO bày tỏ sự quan ngại về tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại một số điểm nóng trong Khu vực như: Nhật Bản, Singapore. Đồng thời đánh giá cao nỗ lực chống dịch của một số nước, trong đó có Việt Nam.

Theo thống kê của WHO, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc Covid-19/tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ: 3 ca bệnh/1000.000 dân, cùng nằm ở vị trí này còn có Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đánh giá về số lượng ca mắc  Covid-19 ở mức thấp của Việt Nam, ông Takeshi Kasai nói: “Việt Nam đã cho thế giới thấy sự lãnh đạo hiệu quả và quyết liệt, xuyên suốt nhiều cấp chính quyền, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho đến các địa phương. Biện pháp chống dịch của Việt Nam được thực hiện mạnh mẽ và linh động. Theo như chúng tôi quan sát, Việt Nam có kế hoạch đáp ứng bài bản, được xây dựng phù hợp cho từng mức độ nghiêm trọng của dịch. Bên cạnh đó, phương án ứng phó với dịch Covid-19 còn được điều chỉnh, hoàn thiện dần theo thời gian dựa trên có thông tin thu thập được từ thực tế”.

Ông Takeshi Kasai phân tích, Việt Nam đã làm tốt trong việc phối hợp nhiều phương án chống dịch khác nhau, từ xét nghiệm virus SARS-CoV-2; truy vết các trường hợp liên quan đến ca bệnh; cho đến thực hiện cách ly tập trung quy mô lớn.

Bên cạnh sự lãnh đạo của chính quyền, ông Takeshi Kasai cũng nhấn mạnh rằng, sự thành công của Việt Nam trong chống dịch Covid-19 còn đến từ phía người dân: “Tôi nhận thấy rằng, người dân Việt Nam có một đóng góp lớn vào kết quả này. Cuộc sống sau khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại là rất khó khăn nhưng tính đến nay, người dân Việt Nam vẫn cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trong cuộc chiến chống dịch”.

 “Điều này chứng tỏ Việt Nam rất nghiêm túc và quyết liệt trong công tác chống dịch. Đây cũng là lý do vì sao Việt Nam vẫn đang tiếp tục có thể khống chế số ca nhiễm Covid-19 ở mức thấp” – Chuyên gia này kết luận.

Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cũng đưa ra các khuyến cáo về việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam: “Chúng ta cần nhận thức rằng, cuộc chiến với Covid-19 là một cuộc chiến trường kì. Do đó, bất kì quốc gia nào cũng cần phải tính đến các biện pháp để có thể chung sống an toàn với dịch bệnh. Tôi cho rằng, Việt Nam nên thận trọng trong việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo đó, việc nới lỏng này sẽ cần phải thực hiện từng bước một và luôn phải sẵn sàng cho làn sóng thứ 2 của Covid-19 có thể ập đến bất kì lúc nào”.

Theo phân tích của ông Takeshi Kasai việc nới lỏng/dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố:

- Các dữ liệu thực tế về dịch Covid-19

- Khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh

- Khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế

Minh Nhật

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/who-viet-nam-phai-luon-san-sang-lan-song-thu-2-cua-covid-19-co-the-ap-den-20200421115943880.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY