Kinh tế xã hội hôm nay

Xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam là gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc

(Tổ Quốc) - Ngày 14/5, phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6 Ủy ban Xã hội của Quốc hội diễn ra tại TP Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm phát triển gia đình Việt Nam hướng tới là gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc.

Phiên họp toàn thể lần thứ 6 Ủy ban Xã hội của Quốc hội diễn ra tại TP Đà Nẵng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong quá trình xây dựng luật và các dự án luật, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của vấn đề xây dựng pháp luật, chủ động phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội ngay từ đầu để tiếp thu các gợi ý, tổng kết thực tiễn và chỉnh sửa các điều luật phù hợp.

Dự án luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do bộ vhttdl soạn thảo cũng được tiếp cận trên tinh thần đó. dự thảo luật (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 điều, tăng 16 điều so với luật hiện hành.

Bộ trưởng khẳng định: việc sửa đổi luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của đảng được thể hiện trong nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ xiii của đảng về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nghị quyết số 33-nq/tw của ban chấp hành trung ương đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người việt nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chỉ thị số 06-ct/tw ngày 24/6/2021 của ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, khắc phục những bất cập trong các quy định của luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

"hơn nữa, hiến pháp năm 2015 xác định rất rõ quyền con người. vì vậy, yếu tố đầu tiên phải dựa vào những cơ sở chính trị và cơ sở hiến pháp. cần tuân thủ hiến pháp, cụ thể hóa những quy định của hiến pháp bằng bộ luật", bộ trưởng nguyễn văn hùng nói.

Bộ trưởng bộ vhttdl nguyễn văn hùng phát biểu tại phiên họp.

Thực tế, thời gian qua, công tác phòng chống bạo lực gia đình vẫn chưa đạt hiệu lực, hiệu quả như mong muốn. theo bộ trưởng nguyễn văn hùng, dự thảo sửa đổi luật lần này cố gắng sửa đổi, khắc phục 4 điểm nghẽn trong thực hiện:

Một là, ở Luật hiện hành, cơ quan soạn thảo nhận thấy các biện pháp nặng tính hành chính, thiếu tính khả thi, vì đối tượng áp dụng khá rộng và có tính đặc thù như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ…

Hai là, các biện pháp xử lý, giáo dục người có hành vi vi phạm bạo lực gia đình chủ yếu dựa vào các điểm chế tài được nêu trong bộ luật hình sự, luật xử phạt vi phạm hành chính, chưa có quy định nào cụ thể để hỗ trợ người tham gia phòng chống bạo lực gia đình.

Ba là, việc xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành chưa được nêu trong bộ luật.

Bốn là, các điều kiện để bảo đảm thực hiện phòng chống bạo lực gia đình chưa phù hợp, nhất là tinh thần xã hội hóa.

Trên cơ sở đó, việc sửa đổi luật phòng, chống bạo lực gia đình dựa vào 3 quan điểm lớn: tiếp tục thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của đảng và nhà nước để xây dựng gia đình việt nam và công tác phòng chống bạo lực gia đình; trong đó, làm rõ và đầy đủ các nội hàm về quyền con người được nêu trong hiến pháp 2015 để xây dựng, phát triển gia đình việt nam hướng tới là gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc. tuân thủ các cam kết điều ước quốc tế. kế thừa các chế định cơ bản của luật hiện hành, chỉ sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và khắc phục những bất cập phát sinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp.

Bộ trưởng nguyễn văn hùng đề cập về những điểm đổi mới của dự luật sửa đổi, đáng chú ý là tính kế thừa của dự án cũ, tuân theo nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, nhưng trong phòng ngừa có yếu tố chống, trong chống có phòng ngừa.

Bên cạnh đó, thay đổi về tên gọi, từ "nạn nhân bạo lực gia đình" sang "người bị bạo lực gia đình", tức không chỉ thay đổi về tên gọi mà còn thay đổi về nội hàm, khái niệm để làm thay đổi nhận thức; qua đó khẳng định quyền con người, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với người yếu thế.

Bộ trưởng nhấn mạnh: hòa giải được xác định là biện pháp phòng ngừa, không thể thay thế biện pháp hành chính và xử phạt. ngoài ra, luật sửa đổi còn bổ sung quy định cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của công an cấp xã trong phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với chức năng bảo đảm an ninh trật tự cơ sở của công an cấp xã. bổ sung hẳn một chương mới về điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình.

Trong nội dung sửa đổi còn khuyến khích xã hội hóa, tạo ra hành lang pháp lý để có sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp. "toàn xã hội cùng đảng, nhà nước để tiếp cận vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc bởi gia đình là tế bào xã hội, là cái gốc của sự phát triển", bộ trưởng nói.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Phó chủ tịch thường trực quốc hội trần thanh mẫn cũng cho biết, dự thảo luật phòng, chống bạo lực gia đình cần tập trung vào các vấn đề về phạm vi sửa đổi, các hành vi bạo lực để bảo đảm bao quát các trường hợp bạo lực trong gia đình phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; nghiên cứu quy định cụ thể về xã hội hóa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ chế phối hợp liên ngành bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo phó chủ tịch thường trực quốc hội, dự thảo luật phải bảo đảm tính khả thi cao của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đức Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/xay-dung-phat-trien-gia-dinh-viet-nam-la-gia-dinh-tien-bo-am-no-hanh-phuc-20220514154330842.htm)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Việc triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng trong xã hội. Qua đó, vai trò của phụ nữ ngày càng được đề cao đồng thời trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
  • (MangYTe) - Vấn đề Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ dân tộc thiểu số được đưa thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị quốc gia về T*nh d*c, sức khoẻ và xã hội lần thứ 4 vừa được tổ chức tại Hà Nội.
  • Bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống của 1/3 phụ nữ trên toàn thế giới.
  • Trong một bước tiến lớn chống lại bạo lực gia đình, bà Theresa May khi còn là Bộ trưởng nội vụ, đã thông báo rằng có một hành vi lạm dụng mới trong gia đình gọi là hành động cưỡng ép và kiểm soát và có thể bị phạt đến năm năm tù giam cùng một khoản tiền phạt.
  • Nam bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1972, sống ở An Giang) nhập viện vì khó thở, phù phổi cấp, suy thận cấp, suy gan cấp do suy tim, chỉ còn nửa cơ hội sống. Các bác sĩ Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã quyết định làm phẫu thuật sớm và cứu được mạng sống cho bệnh nhân.
  • Sau khi ly hôn, chồng cũ bỗng trở nên tử tế với mẹ con em. Em đã rất xúc động và tái hợp nhưng mọi chuyện lại tồi tệ hơn cả ngày trước.
  • Gần đây nhiều gia đình Việt Nam bắt đầu dùng thử hạt mắc-ca thay cho kẹo bánh. Nó không chỉ lạ miệng, thơm ngon mà còn có giá trị tuyệt vời cho sức khỏe nhưng lại ít người biết đến.
  • Có một câu nói rất hay rằng “Sự chăm sóc và sẻ chia càng khiến cho người đàn ông trở nên nam tính hơn”, điều này đúng tuyệt đối với hình ảnh của các ông bố trong gia đình.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY