Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Xây dựng thành phố “thuận thiên” với biến đổi khí hậu

(MangYTe) - Nghiên cứu cho thấy 70% lượng phát thải các-bon toàn cầu đến từ các đô thị. Bởi vậy việc xây dựng các thành phố xanh, thân thiện với môi trường hiện đang là một xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Các đô thị tại Việt Nam cũng không nằm ngoài “cuộc đua” này, trong đó có thể kể đến một số “ứng cử viên” sáng giá như Huế, Đà Nẵng, Đồng Hới…

“Chạy đua” cùng thế giới

Theo số liệu của liên hợp quốc, dân số đô thị trên toàn cầu dự kiến tăng gấp đôi, chiếm 2/3 dân số thế giới năm 2050. sẽ có khoảng 350.000 tỷ usd được đầu tư vào phát triển các đô thị trong vòng 3 thập kỷ tới. do vậy, không ngạc nhiên khi 70% lượng phát thải các-bon toàn cầu đến từ các đô thị. điều đó cho thấy các thành phố có trách nhiệm và đóng vai trò quan trọng ngay từ bây giờ, trong công tác giảm thiểu các-bon, ứng phó biến đổi khí hậu (bđkh).

Có nhiều chương trình đã và đang được phát động trên thế giới, trong đó phải kể đến chương trình thành phố xanh - one planet city challenge (opcc) do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (wwf) khởi xướng từ năm 2010, nhằm thúc đẩy sự thay đổi hành động toàn cầu, khuyến khích việc phát triển mở rộng những giải pháp tối ưu nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của bđkh, hướng đến lối sống thân thiện với môi trường vì tương lai một hành tinh xanh.

Đến nay, đã có 400 thành phố, với trên 65% dân số toàn cầu, trên khắp 5 châu lục tham gia. việt nam hiện đang có 3 thành phố tham gia chương trình này: huế, đà nẵng và đồng hới.

Tp huế được vinh danh là thành phố xanh quốc gia vào năm 2016. huế cam kết đạt mục tiêu giảm phát thải 20% khí các-bon vào năm 2020 thông qua nhiều hoạt động như “xanh hoá” đô thị (18,5m2/người); phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng hiệu suất cao; chuyển sang dùng xe đạp, xe điện trong du lịch; áp dụng gạch không nung vào ngành xây dựng; 100% rác thải, 70% nước thải được thu gom, xử lí đúng cách; năng lượng mặt trời được đưa vào phục vụ du lịch, dịch vụ….

Đến năm 2018, tp đà nẵng cũng đạt danh hiệu thành phố xanh quốc gia với mục tiêu giảm phát thải 25% khí nhà kính vào năm 2030. đáng kể tới là dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời tại bãi rác khánh sơn và sân bay đà nẵng với 7,4mw; dự án áp dụng xăng sinh học trên toàn thành phố; dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ngày; dự án cải thiện môi trường nước tp đà nẵng…

Còn trong giai đoạn 2019-2020, tp đồng hới hiện đã vượt qua vòng loại của chương trình opcc. theo đó, mục tiêu của thành phố là giảm phát thải 45% các-bon vào năm 2050 thông qua các kế hoạch hành động thực hiện thỏa thuận paris ở tp đồng hới; kế hoạch hành động biến đổi khí hậu 2016-2020, tầm nhìn 2050; dự án phát triển môi trường và hạ tầng đô thị, ứng phó biến đổi khí hậu (2017-2022); dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải miền trung (2018-2022); dự án đẩy mạnh sáng kiến giảm thiểu biến đổi khí hậu vì lợi ích phụ nữ…

Có thể thấy các thành phố tại việt nam đang rất nỗ lực thay đổi “diện mạo” để thân thiện hơn với môi trường, “thuận thiên” hơn với biến đổi khí hậu. trong đó, các thành phố lớn khác như sài gòn, hà nội đều đã và đang nghiên cứu, thí điểm nhiều giải pháp để xanh hoá phố phường, giảm thiểu ô nhiễm, giảm nhiệt độ trong đô thị nhằm chống nóng lên toàn cầu.

Mô hình cộng đồng tham gia, cộng đồng giám sát

Trong các thành phố, đà nẵng là một trong những hình mẫu quyết liệt nhất về công cuộc xây dựng thành phố môi trường. trong suốt 12 năm (2008-2020) thực hiện đề án “xây dựng đà nẵng – thành phố môi trường”, đà nẵng đã gặt hái được nhiều thành quả như 13/15 điểm nóng ô nhiễm được xử lý triệt để, 2 điểm nóng phức tạp được kiềm chế; quy hoạch chất thải rắn đô thị, quy hoạch thoát nước đến năm 2030 tầm nhìn 2045; hoàn thành cơ bản các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung với tổng công suất đạt năm 2020 là 300.500m3/ngày.đêm; theo đó nâng cao ý thức trách nhiệm của đông đảo cư dân về bảo vệ môi trường;

Những nỗ lực của thành phố được ghi nhận qua nhiều giải thưởng về môi trường: thành phố các-bon thấp (2012); thành phố phong cảnh châu á (2013); thành phố xuất sắc trong chuyển đổi (2015); thành phố xanh quốc gia của việt nam (2018);… nhưng đáng nói nhất, phải kể đến nhiều mô hình, sáng kiến hay để cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường như: phong trào ngày chủ nhật xanh, khu dân cư không rác, câu lạc bộ thu gom rác bãi biển;…

Để tiếp tục xây dựng tp đà nẵng đạt mục tiêu đề ra tại nghị quyết số 43-nq/tw của bộ chính trị, thành phố triển khai đề án “xây dựng đà nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 theo hướng đô thị sinh thái. đề án này được tổ chức lấy ý kiến góp ý của cộng đồng, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân… nhằm tìm ra những giải pháp mới mẻ, khả thi nhất.

Giám đốc sở tài nguyên và môi trường tp đà nẵng – tô văn hùng nêu quan điểm: “vai trò của người dân trong quản lý, giám sát việc bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. bởi các hoạt động phải đặt ra tiêu chí cụ thể, phải có sự tham gia quản lý, giám sát của người dân chứ không thể các nhà quản lý đề ra tiêu chí rồi tự đánh giá”.

Thứ trưởng bộ tài nguyên và môi trườngvõ tuấn nhân cho biết bộ tài nguyên và môi trường rất hoan nghênh khi đà nẵng chủ động xây dựng đề án “thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thành phố sẽ đáp ứng các tiêu chí đặt ra về thành phố môi trường, tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, du khách trong và ngoài nước. được biết, đà nẵng còn là thành phố đầu tiên trên cả nước xây dựng một hình mẫu về thành phố môi trường cho các đô thị khác trên toàn quốc.

Thành phố môi trường đang là xu hướng trên thế giới, cũng như trong nước, khi mối quan tâm của xã hội về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn. do đó, việc lồng ghép sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch quản lý môi trường là một chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng các thành phố xanh, thành phố môi trường.

Điều này còn nhằm tạo động lực cho người dân chủ động hỗ trợ các hoạt động tình nguyện bảo vệ rừng cộng đồng; tham gia các khoá học về bảo vệ môi trường tại trường học và cộng đồng; hợp tác với các cán bộ trong hoạt động giải quyết khiếu nại của người dân về ô nhiễm môi trường; chủ động tham gia các chiến dịch của thành phố như chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng và đi xe đạp, đi bộ,…

Diệu Bảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/moi-truong/xay-dung-thanh-pho-thuan-thien-voi-bien-doi-khi-hau-551392.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY