Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ phối hợp với các Sở GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Công an các địa phương tăng cường kiểm tra tải trọng xe tại các cơ sở đầu nguồn hàng, mỏ vật liệu, cảng, bến thủy nội địa.
Đồng thời bố trí lực lượng chốt chặn và duy trì hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định. đặc biệt chia sẻ thông tin với cục đăng kiểm việt nam để xử lý kịp thời các phương tiện có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, cơi nới, thay đổi kết cấu để chở hàng quá tải.
Năm 2019, các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định và Thanh tra các Sở GTVT đã sử dụng cân xách tay kiểm tra 181.453 xe. Qua đó phát hiện 18.980 xe vi phạm, tước 6.533 GPLX, lập biên bản xử phạt hành chính số tiền 195 tỷ đồng.
Lực lượng Công chức Thanh tra các Cục Quản lý đường bộ đã kiểm tra 729 xe; trong đó phát hiện 719 xe vi phạm, tước 266 GPLX, lập biên bản xử phạt hành chính số tiền 11,87 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo tổng cục đường bộ kết quả trên chỉ phản ánh được một phần số xe quá tải lưu thông qua những đoạn đường có đặt trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định và những vị trí mà lực lượng chức năng kiểm soát bằng cân xách tay.
Đáng quan ngại, theo tổng cục trưởng tổng cục đường bộ việt nam nguyễn văn huyện, hiện nay lực lượng thanh tra giao thông của các sở gtvt chỉ kiểm tra tải trọng xe trên các quốc lộ được ủy quyền quản lý và đường địa phương. còn các lực lượng khác buông lỏng, dẫn đến tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại.
Đặc biệt trên các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, quốc lộ 37, đường hồ chí minh… và một số đường địa phương nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, mỏ quặng, nhà máy xi măng, khu công nghiệp, bến thủy nội địa. nhất là tình trạng xe sang tải, dồn tải xung quanh khu vực các cảng nhỏ, bến thủy nội địa.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra và xử lý vi phạm về bốc xếp hàng hóa lên phương tiện tại các cơ sở đầu nguồn hàng, kho bãi, bến cảng còn chưa được duy trì thường xuyên, liên tục, do cần phải có sự phối hợp với các Sở, ngành của địa phương, dẫn đến kết quả còn hạn chế.
Một số địa phương có cảng, mỏ vào cuộc chưa quyết liệt trong việc kiểm soát xếp hàng hóa lên xe và chưa kiên quyết xử lý chủ mỏ, chủ cảng vi phạm. Một bộ phận doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe chưa có ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và các quy định về vận tải đường bộ.
Nhiều doanh nghiệp có xe vi phạm khi bị kiểm tra thường tìm mọi cách né tránh, giấu xe, cho người theo dõi Tổ kiểm tra tải trọng xe hoặc khi bị kiểm tra thì không chấp hành như đóng cửa xe bỏ đi, lôi kéo nhiều người chống đối, gây rối, cản trở các lực lượng làm công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
Mặt khác, một số ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà đầu tư bot, doanh nghiệp vận tải mặc dù đã ký cam kết với bộ gtvt và ubnd các tỉnh về không bốc xếp, tiếp nhận phương tiện vận tải hàng hóa quá tải trọng quy định. nhưng thực tế vẫn vi phạm; nguyên nhân do thiếu chế tài pháp lý để xử lý các trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.
Trước thực tế này, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương làm rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của lực lượng Thanh tra giao thông các Sở GTVT, Công chức thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến công tác kiểm tra tải trọng xe. phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ gtvt hoàn thiện trình bộ trưởng ký ban hành thông tư thay thế thông tư số 10/2012/tt-bgtvt quy định về tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.