Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xử lý T*i n*n thường gặp dịp Tết

(MangYTe) - Trong những ngày Tết, những T*i n*n ngoài ý muốn như ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không bảo quản tốt, T*i n*n giao thông, khiến nhiều người lo lắng. Nếu không may bị T*i n*n trên, cần biết cách sơ cứu, và xử lý tình huống để giảm thiểu ảnh hưởng.

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Trong các dịp lễ tết, việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Khi ăn phải những thực phẩm này, cơ thể của chúng ta sẽ bị ngộ độc. Chúng ta cần hiểu kiến thức và cách xử lý khi người nhà hoặc chính bản thân bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.

BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E. Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra). Hậu quả của ngộ độc thực phẩm thường gặp trong trường hợp nhẹ là bị mất nước, mệt mỏi, trường hợp nặng gây sốc, tổn thương cơ quan và thậm chí Tu vong.

Các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt. Dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và biểu hiện bằng các dấu hiệu báo động như tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38,5o­C không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội… Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, nên bù đủ dịch sớm (nhất là ở người già và trẻ em) bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết, bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, bạn nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn. Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.

Cách xử lý khi bị T*i n*n giao thông

T*i n*n giao thông xảy ra do va chạm giữa các phương tiện giao thông, giữa người và phương tiện giao thông, do người điều khiển phương tiện giao thông bị ngã vào vật cứng… Các lực đè, nén, giằng xé, nghiền xảy ra do T*i n*n giao thông sẽ làm cho cơ thể tổn thương nặng.

Các chấn thương hay gặp nhất do T*i n*n giao thông là chấn thương sọ não (nguyên nhân dẫn đến 75% số ca Tu vong do T*i n*n xe máy), tiếp theo là chấn thương cột sống, gãy chi, chấn thương ngực bụng kín hay hở, chấn thương phần mềm. Hậu quả của chấn thương do T*i n*n giao thông rất nguy hiểm, trường hợp nặng nạn nhân có thể Tu vong hoặc tàn tật suốt đời.

Trên thực tế, các dịp lễ tết thường ghi nhận số ca T*i n*n giao thông cao gấp nhiều lần so với ngày thường, mà nguyên nhân xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Về mặt khách quan, trong những ngày tết, lượng người đi lại nhiều, lưu lượng xe cao khiến các phương tiện rất dễ va chạm. Về mặt chủ quan, các thói quen không tốt cho sức khỏe của người tham gia giao thông trong dịp tết như uống rượu bia quá nhiều, thức quá khuya… cũng là những nguyên nhân chính gây ra các vụ T*i n*n.

Khi sơ cứu người bị T*i n*n giao thông ta chỉ nên di chuyển nạn nhân khi hiện trường nguy hiểm (cháy nổ, khí gas, hơi độc, điện giật, chất hóa học…). Di chuyển nạn nhân đến khu vực an toàn bằng cách kéo hai chân và luôn giữ cố định vùng đầu cổ. Không nên vận chuyển nạn nhân bằng xe máy, cõng, bế… vì nguy cơ gây tổn thương nặng hơn.

Khi xảy ra T*i n*n, nên đỗ xe ở vị trí an toàn, chú ý an toàn cho bản thân, kêu gọi thêm những người ở xung quanh hiện trường để hỗ trợ, đặt đèn hay biển cảnh báo nguy hiểm, mặc áo phản quang nếu có; đặt biển báo nguy hiểm cách hai đầu hiện trường ít nhất 45m. Tắt máy xe đang gặp T*i n*n, dập tắt các nguồn nhiệt để tránh cháy nổ; quan sát xung quanh đề phòng các phương tiện đang lưu thông trên đường…

Sau đó, cần giữ yên vị trí của người bị nạn, cố gắng giữ yên vùng cột sống cổ và gọi xe cấp cứu. Trong lúc chờ cấp cứu, có thể kiểm tra và sơ cứu nạn nhân bằng cách kiểm tra đường thở, nhịp thở và mạch ở vùng cổ của nạn nhân để có xử trí thích hợp; băng ép vết thương mạch máu; cố định cột sống, cố định xương gãy; băng vết thương bằng gạc hay vải sạch và không cố gắng rút bỏ dị vật cắm trên người nạn nhân.

Để phòng tránh T*i n*n giao thông trong dịp tết, bạn nên giữ sức khỏe, tránh vui chơi quá mức, không uống rượu bia khi lái xe, đội nón bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô, đi bộ đúng phần đường quy định, chú ý quan sát khi băng qua đường. Nên tuân thủ đúng luật giao thông, đừng vì nhanh một phút mà chậm cả đời.

BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn đầu tư (https://saigondautu.com.vn/suc-khoe/xu-ly-tai-nan-thuong-gap-dip-tet-76026.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn không được, sụt ký. Được chẩn đoán một số bệnh lý cụ thể nhưng họ điều trị mãi không hết.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY