Bạn nên biết hôm nay

Xử trí khi bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh, độ ẩm thấp, tổn thương niêm mạc do ung thư hay u hạt, chấn thương mũi, dùng Thu*c hít...

Chảy máu mũi có hai dạng là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước xảy ra ở người trẻ thường do chấn thương hoặc tiếp xúc với môi trường có độ ẩm thấp làm khô niêm mạc mũi. Trong khi đó, chảy máu mũi sau thường ở người trên 50 tuổi, đa số là nam và một số trường hợp ở phụ nữ do giảm hormone estrogen.

Tình trạng chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh, nơi có độ ẩm thấp. Sưởi lò quá nóng làm khô và hư niêm mạc mũi cũng dẫn đến chảy máu. Người bệnh dùng các Thu*c hít mũi hoặc tổn thương niêm mạc do ung thư xâm nhập, các bệnh u hạt, chấn thương mũi...

Bệnh nhân có thể chảy máu tại chỗ hoặc chảy máu toàn thân. Nguyên nhân chảy máu mũi tại chỗ thường do chấn thương như ngoáy mũi, dị vật vào mũi, phẫu thuật mũi xoang, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, nhiệt độ lạnh, môi trường có độ ẩm thấp... Nguyên nhân chảy máu mũi toàn thân gồm các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh rối loạn đông máu, khối u ác tính, bệnh gan, hóa trị...

Dấu hiệu của chảy máu mũi trước chủ yếu là máu chảy ra phía trước và ở một bên mũi. Khi bóp chặt hai bên cánh mũi, máu sẽ giảm hoặc ngưng chảy. Trong trường hợp này, bóp chặt hai bên cánh mũi sẽ làm máu ngưng chảy từ 10 đến 12 phút. Lưu ý, bóp phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi.  

Trường hợp làm thủ thuật nhét bấc mũi trước mà máu vẫn chảy, cần nghĩ đến chảy máu mũi sau. Dấu hiệu nhận biết là máu chảy hai bên mũi và ra sau, chủ yếu đi xuống họng với lượng máu nhiều. Trường hợp máu vẫn chảy sau khi nhét bấc mũi, bệnh nhân cần được hồi sức tích cực và bù lượng máu đã mất.

Bệnh nhân có thể dùng Thu*c co mạch tại chỗ nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Nếu mũi vẫn còn chảy máu, nên đến các trung tâm y tế để bác sĩ khám và xử trí kịp thời.

Khi chảy máu mũi nặng, phải ngăn chảy máu tại các mạch máu gần nhất bằng cách thắt động mạch qua đường mổ cạnh cổ, thuyên tắc mạch qua thủ thuật can thiệp nội mạch, đốt cầm máu qua nội soi mũi xoang...

Bác sĩ Phạm Kiên HữuKhoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/xu-tri-khi-bi-chay-mau-mui-4027771.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • (Mangyte) - Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, tỷ lệ lây nhiễm HIV chỉ còn 3%.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY