Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Xuống nhà nhận hàng trong ít phút, bà mẹ quay trở lên thì bủn rủn cả người khi thấy con tím tái, ngừng thở

Không ngờ rằng lần đặt con xuống giường ngủ đó cũng là lần cuối cùng bà mẹ được ôm con trong vòng tay.

Trương Nghiên và chồng là bạn học đại học, họ có con trước khi kết hôn và khi cô vừa ra trường nên cuộc sống có chút vất vả. Thêm vào đó, bé con rất bám mẹ, hầu như lúc nào cô cũng phải bế trên tay, thậm chí khi bé ngủ say, Trương Nghiên nhẹ nhàng đặt xuống giường bé liền khóc thét lên và tỉnh giấc.

Chiều hôm đó, như mọi ngày chồng Trương Nghiên đi làm, một mình cô ở nhà trông con. Khi cho con đi ngủ, cô định nằm nghỉ ngơi một lát thì có điện thoại từ shipper xuống nhận đồ mua online. Thấy con nay ngủ yên ắng nên cô cũng không lo lắng gì, bình tĩnh xuống nhận đồ. Đúng lúc nhận hàng xong thì người hàng xóm đi qua liền hỏi han cô vài câu, thế là hai người đứng "buôn" chuyện. Một lúc lâu sau, Trương Nghiên giật mình nhớ ra là đang để con ngủ một mình trên nhà nên vội vàng chào người hàng xóm để lên xem con như thế nào.

Xuống nhà nhận hàng trong ít phút, bà mẹ quay trở lên thì bủn rủn cả người khi thấy con tím tái, ngừng thở - Ảnh 1.

Bà mẹ đau đớn mất con (Ảnh minh họa).

Bước vào nhà, Trương Nghiên thấy yên ắng quá. Cô linh cảm có điều gì đó không ổn khi nhìn vào giường thấy con đang nằm nghiêng quay mặt áp sát vào phía trong tường. Cô lật người con ra thì thấy sữa đầy miệng con và bé có hiện tượng không thở, tím tái. Trương Nghiên lập tức gọi cấp cứu và đưa bé đến bệnh viện. Không may thay, các bác sĩ ra sức cấp cứu vẫn không cứu được bé. Bác sĩ nói đứa bé đã được đưa đến quá muộn.

Nghe bác sĩ nói, Trương Nghiên đau đớn như đứt từng khúc ruột, khóc ngất đi không thể đứng dậy nổi.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh rất non nớt và có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào nên luôn cần có người lớn ở bên theo dõi, để ý sát sao ngay cả khi bé đang ngủ. Khi vừa bú xong, nếu đặt trẻ nằm ngủ luôn sẽ vô cùng nguy hiểm. Như trường hợp của con Trương Nghiên, trước khi ngủ, cô có cho bé bú no và đã không vỗ ợ hơi mà đặt bé nằm ngủ luôn. Khả năng là bé đã trớ ra sữa và bị sặc sữa, để lâu quá nên không cứu được tính mạng.

    Sặc sữa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù, chưa tạo thành góc nhọn để đóng vài trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Khi bị sặc sữa, sữa sẽ trào lên và đi vào đường hô hấp, gây ngạt thở, dẫn đến các di chứng nguy hiểm như tổn thương não, ngưng tim, viêm phổi... hay nặng nhất là Tu vong.

    Xuống nhà nhận hàng trong ít phút, bà mẹ quay trở lên thì bủn rủn cả người khi thấy con tím tái, ngừng thở - Ảnh 3.

    Để phòng chống sặc sữa cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

    1. Tuyệt đối không cho bé vừa bú vừa ngủ. Nếu bé buồn ngủ, ngừng cho bé bú và đợi bé tỉnh hẳn mới cho bú tiếp.

    2. Không trêu đùa cho bé cười khi đang bú mẹ hoặc bú bình.

    3. Sau khi cho bé bú phải thực hiện vỗ ợ hơi cho bé và bế bé nghiêng hoặc đứng ít nhất 15 phút.

    4. Cho trẻ bú từ từ, chọn núm bình phù hợp với tuần tuổi. Trong trường hợp sữa mẹ quá nhiều, mẹ có thể vắt bớt sữa để dòng chảy chậm lại hoặc vắt sữa ra cho trẻ bú bình, đợi 1 vài tuần bé lớn hơn, lực hút mạnh hơn, điều tiết được dòng sữa thì sẽ cho bú trực tiếp.

    5. Nên cho bé bú ở tư thế cao đầu như đặt trên gối cho bé bú hay gối chống trào ngược. Tránh đặt trẻ nằm thẳng đầu xuống giường khi cho trẻ bú bình. Nếu bế bé bú trên tay, phần tay đỡ đầu bé nên nâng cao hơn phía thân người dưới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/xuong-nha-nhan-hang-trong-it-phut-ba-me-quay-tro-len-thi-bun-run-ca-nguoi-khi-thay-con-tim-tai-ngung-tho-20201116161341298.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Donna Simpson, 44 tuổi, sống tại Old Bridge, New Jersey (Mỹ), cao 1,6m, hiện cân nặng 275kg, nhưng nay bà còn muốn tăng cân lên 460kg.
  • Tôi tự hỏi vì sao các ông bố có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ đến thế, khiến nhiều lúc các bà mẹ cảm thấy bị bỏ mặc với sự lục đục của con và luôn mệt mỏi vì thiếu ngủ.
  • Các ông bố tinh quái thú nhận rằng khi con khóc, họ chỉ cần nằm yên, mắt nhắm tịt giả vờ ngủ là các bà vợ sẽ tự hiểu việc thức dậy dỗ con là của mình.
  • Đối với trẻ còn bú, dưới 12 tháng tuổi, chúng ta dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực, một phương pháp đơn giản mà bất cứ người chăm sóc trẻ nào cũng làm được để cấp cứu tại chỗ khi bé bị sặc sữa
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Sinh mổ hiện nay, chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng số sinh. Đây là những trường hợp giúp cho các bà mẹ “vượt cạn” thành công khi khả năng sinh thường thất bại hoặc có nhiều tai biến khi phải sinh thường.
  • Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở.
  • Hàng năm, các bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ sặc sữa, sặc bột, không ít trường hợp Tu vong chỉ vì người lớn không biết cách sơ cứu.
  • (Mangyte) - Khi trẻ bị sặc, sữa có thể tràn vào khí quản làm tắc đường hô hấp, có thể gây Tu vong. Do đó, cha mẹ cần sơ cứu ngay.
  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY