Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Y tế di động là gì và những lợi ích của nó

Rất nhiều bác sỹ và bệnh nhân đều tỏ ra cảnh giác với y tế điện tử. Các bác sĩ tuyên bố rằng họ không có đủ thời gian, còn bệnh nhân lo ngại rằng dữ liệu của họ sẽ bị sai lệch. Do vậy, việc ứng dụng y tế di động vẫn còn chậm. Bài viết này sẽ đi vào phân tích những ưu và nhược điểm của Y tế di động.

Với quy mô và tốc độ phát triển công nghệ trong vài thập kỷ qua, không có gì ngạc nhiên khi có khoảng 4,68 tỷ người sẽ sử dụng điện thoại di động vào năm 2019.

Tại hoa kỳ, chỉ có 40 % bác sĩ đa khoa làm việc vào buổi tối và cuối tuần, do đó một số lượng lớn bệnh nhân ở hoa kỳ sẽ bị thiếu sự chăm sóc vào các khoảng thời gian này.

Tuy nhiên, tại các quốc gia châu Phi đang phát triển như Zimbabwe, tình hình tồi tệ hơn nhiều.

Chỉ có một bác sĩ trên 10.000 người. Điều tương tự cũng đang diễn ra ở nhiều nước đang phát triển khác.

Theo Khảo sát công nghệ thông tin và truyền thông hộ gia đình năm 2014 - của Cơ quan thống kê quốc gia Zimbabwe - "Trên toàn quốc, tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất một thành viên có [điện thoại di động] ở nhà là khoảng 89% ".

Do đó, có thể khai thác việc điện thoại di động - và các thiết bị điện tử cá nhân khác - đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới để việc chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn cho tất cả mọi người.

Thật vậy, theo West Wireless Health "Sự phổ biến của điện thoại di động trên toàn cầu, ngay cả ở những địa phương không có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe cơ bản, đang thúc đẩy sự phát triển của Y tế di động - mHealth ở các nước đang phát triển".

Tuy nhiên, bất chấp sự ra đời toàn cầu của y tế điện tử (eHealth) - và cụ thể hơn là y tế di động (mHealth) - trong vài thập kỷ qua, nhiều người vẫn không chắc chắn về công dụng và lợi ích của nó.
 


Ảnh minh họa

Y tế di động là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng "chưa có định nghĩa chuẩn về mHealth" Tuy nhiên, với mục đích khảo sát mà Nhóm quan sát toàn cầu về Y tế điện tử thực hiện năm 2009, mHealth được định nghĩa "là hoạt động y tế và y tế công cộng được hỗ trợ bởi các thiết bị di động, như điện thoại, thiết bị theo dõi bệnh nhân, trợ lý số cá nhân (PDA) và các thiết bị không dây khác".

Theo giải thích của Liên minh mHealth:Với gần 4,7 tỷ người dùng điện thoại di động trên toàn thế giới, sử dụng các thiết bị này để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe chắc chắn là một bước tiến giúp chúng ta đạt đến sức khỏe toàn cầu.

Kể từ khi được đưa ra thị trường toàn cầu vào thế kỷ 20, các thiết bị di động đã nhắm vào việc cải thiện tính kết nối - và có lẽ lợi ích được công nhận nhất của mHealth là khả năng giữ kết nối giữa bệnh nhân với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình mọi lúc và mọi nơi.

mHealth có thể giúp chúng ta như thế nào?

Sự kết nối và tiện lợi mà mHealth - và hầu hết các khía cạnh khác của eHealth - cung cấp có khả năng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và chăm sóc y tế khi được sử dụng đúng cách.

Có rất nhiều lợi ích, từ cải thiện việc tuân thủ điều trị bằng Thu*c đến tổng hợp dữ liệu bệnh nhân,.

Tuân thủ điều trị

Một trong những thách thức chính mà bác sỹ hiện nay phải đối mặt là đảm bảo rằng bệnh nhân của họ dùng đúng loại Thu*c như chỉ định.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chính sách quản lý rủi ro và chăm sóc sức khỏe năm 2014 có một số thống kê đáng lo ngại.

"kkhông tuân thủ Thu*c điều trị là phổ biến và đa dạng theo loại bệnh, đặc điểm của bệnh nhân và dạng bảo hiểm", các tác giả viết, "với tỷ lệ không tuân thủ [Thu*c] dao động từ 25 – 50%."

Các tác giả của nghiên cứu cho biết, việc không uống Thu*c theo đúng chỉ định có liên quan đến kết quả điều trị và tiến triển bệnh kém, cũng như gánh nặng ước tính hàng tỷ đô mỗi năm cho những chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp có thể tránh được".

Tuy nhiên, có một số ứng dụng mHealth nhất định - có thể tải xuống điện thoại hoặc thiết bị cá nhân khác một cách dễ dàng - có thể giúp mọi người tuân thủ chế độ dùng Thu*c của họ bằng cách theo dõi Thu*c họ dùng và chưa dùng, nhắc họ phải uống một loại Thu*c nhất định và cho phép họ đăng nhập bất kỳ triệu chứng này phát sinh.

Cải thiện giám sát

Rất nhiều ứng dụng mHealth có thể kết nối bệnh nhân với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để tốc độ liên lạc nhanh và dễ dàng hơn. Có thể trò chuyện với bác sĩ hoặc nhận lời khuyên về bệnh, triệu chứng hoặc Thu*c bất cứ lúc nào có rất nhiều lợi ích - quan trọng nhất là khả năng can thiệp sớm hơn.

Nếu một bệnh nhân bày tỏ mối quan tâm về sức khỏe của họ nhưng không thể đến bác sĩ, họ có thể sử dụng ứng dụng mHealth để liên lạc. Bác sĩ có thể can thiệp, do đó có khả năng cứu sống bệnh nhân.

Cải thiện giám sát cũng có lợi ích ở cấp độ toàn dân; một số ứng dụng mHealth có thể thu thập dữ liệu chăm sóc sức khỏe chung của bệnh nhân và nói lưu trữ nó ở một nơi duy nhất.

Điều này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kiểm tra những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực này, đảm bảo rằng bệnh nhân có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Bằng cách tiếp cận thuận tiện với các xu hướng sức khỏe - thường là trong thời gian thực - các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể theo kịp các thông tin thực hành mới nhất, cho họ ý tưởng cách tiến hành chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.

Thông tin không giấy tờ

Việc các thiết bị liên lạc điện tử, như máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng và PDA, ngày càng phổ biến cũng có lợi cho môi trường; nó làm giảm việc nộp hồ sơ và tài liệu giấy truyền thông.

Nhiều công ty - bao gồm Expensify, một công cụ quản lý báo cáo chi phí và TicketText, một công ty bán vé - đã "ngừng sử dụng giấy tờ", thay vào đó, họ ủng hộ các giải pháp lưu trữ dựa trên internet như Cloud.

Không dùng tài liệu giấy không chỉ cắt giảm chi phí văn phòng và bệnh viện và giảm lãng phí, nó còn làm giảm sự lộn xộn ở văn phòng bác sĩ và giúp giữ tất cả dữ liệu của bệnh nhân an toàn và đúng chỗ của nó.

Những bất lợi của mHealth

Con người không tin tưởng vào công nghệ là điều không có gì mới mẻ; trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã chống lại bất kỳ hình thức thay đổi hoặc tiến bộ nào có thể lấy đi quyền lực của chúng ta.

Theo nhiều cách, đây chính là những gì ứng dụng mHealth làm: Tước đi phần nhiều trách nhiệm từ tay các chuyên gia và trợ lý chăm sóc sức khỏe và trao thẳng cho không gian ảo. Tuy nhiên, điều này có thể gây hại nhiều hơn lợi?

Thiếu quy định

Trước khi một loại Thu*c được phép đưa ra thị trường, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phải phê duyệt tính an toàn của nó. Nếu không có sự chấp thuận của họ, Thu*c không thể được bán hợp pháp.

FDA giải thích rằng họ "chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và an ninh của Thu*c giành cho người và Thu*c thú y, sản phẩm sinh học và thiết bị y tế".

Theo Research2guidance, tính đến năm 2017, đã có khoảng 325.000 ứng dụng mHealth. Mặc dù người dùng đã ca ngợi những lợi ích chúng mang lại, cho đến nay, FDA chỉ chấp thuận một phần nhỏ trong số đó.

Các ứng dụng mHealth có lẽ không nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của FDA; chúng được các chuyên gia đánh giá là "nguy cơ thấp", nghĩa là việc sử dụng chúng là không xâm lấn và không có khả năng gây ra tác hại đáng kể về thể chất.

Vì lý do này, FDA không tin rằng họ cần có quy định cho chúng như cho Thu*c và các phương pháp điều trị khác.

Mặc dù điều này cho phép các công ty phát triển ứng dụng có thể đưa ra công chúng nhiều sản phẩm để họ trả tiền nhanh hơn, nhưng cũng có nghĩa là có không ít những thử nghiệm trong cộng đồng bệnh nhân để kiểm tra các vấn đề mà ứng dụng có thể gây hại cho người dùng.

Quá phụ thuộc

Mặc dù thực tế là, như đã thảo luận ở trên, phần lớn các ứng dụng mHealth chưa được thử nghiệm trong cộng đồng bệnh nhân cũng như không được các cơ quan quản lý như FDA chấp thuận, nhiều bệnh nhân vẫn dựa vào chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều người dùng ứng dụng mHealth đang chọn sử dụng chúng thay vì tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp.

Đây là vấn đề vì nhiều lý do - quan trọng nhất là do phần lớn các ứng dụng này không được kiểm định.

Trên thực tế, vào năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard ở Boston, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu về các trang web và ứng dụng kiểm tra triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số 23 ứng dụng hàng đầu giúp kiểm tra triệu chứng, " chỉ có 34% các đánh giá bệnh nhân tiêu chuẩn liệt kê các chẩn đoán chính xác".

Điều này rất nguy hiểm - đặc biệt là việc nhận được chẩn đoán không chính xác hoặc không được chẩn đoán có thể cản trở điều trị đúng cách và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tương lai của mHealth

Nhiều người tin rằng mHealth là tương lai của chăm sóc sức khỏe - nhưng tương lai của mHealth là gì? Công nghệ này sẽ đưa ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và tất cả những người dựa vào nó đến đâu?

Trong một thế giới lý tưởng

Theo nhiều cách, tương lai đã ở đây; "Thiết bị đeo " hiện là một phần cuộc sống của hàng triệu người và việc gặp bác sĩ thông qua một ứng dụng chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Chúng ta có thể giả định rằng mHealth sẽ giúp nhiều người hơn được tiếp cận với chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát triển, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia phát triển bằng cách chuyển đổi các hệ thống đắt tiền thành "tập trung vào phòng ngừa và tập trung vào bệnh nhân".

Sử dụng các ứng dụng mHealth để theo dõi các triệu chứng và liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể làm giảm nhu cầu điều trị xâm lấn bằng cách phòng chống bệnh tật.

Công khai là mục tiêu chính của các nhà phát triển mHealth. James Michiel - chuyên gia phân tích tin học và sức khỏe cao cấp tại Trường Y tế Công cộng Rollins của Đại học Emory ở Atlanta nói, "tương lai của mHealth là truy cập mở, nguồn mở, dữ liệu mở và đổi mới công khai."

Tuy nhiên, mHealth phải đối mặt với nhiều trở ngại để đạt được mục tiêu đó.

Những thách thức phải đối mặt

Để mHealth tiếp tục tăng trưởng thành công theo quỹ đạo của mình, cần có quy định phù hợp.

Theo các nhà nghiên cứu M. Mars và R.E. Scott, "khả năng eHealth vượt qua các ranh giới chính trị xã hội có tiềm năng tạo ra một thế giới các hệ thống y tế và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không biên giới".

"Nhưng," họ viết trên tạp chí Health Affairs, "chính sách cần thiết để hướng dẫn sự phát triển của eHealth còn hạn chế và hiện đang mới xuất hiện ở các nước phát triển".

"để thúc đẩy tăng trưởng y tế điện tử ở các nước đang phát triển, ta cần chính sách hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và trao đổi dữ liệu của bệnh nhân qua cả biên giới quốc tế và biên giới khu vực trong các quốc gia."

Tiếp theo sẽ ra sao?

Nhà nghiên cứu harold thimbleby - viết trên tạp chí nghiên cứu sức khỏe cộng đồng năm 2013 - giải thích rằng "tương lai của chăm sóc sức khỏe là về bệnh nhân (hoặc ngăn chặn mọi người trở thành bệnh nhân), nhưng bệnh nhân không phải là các bên liên quan chính trong ngành chăm sóc sức khỏe".

"các công ty bảo hiểm, dược phẩm, bác sĩ, nhà quản lý, nhà cung cấp, nhà xây dựng, chính phủ và nhiều lực lượng khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai," ông nói thêm. "đổi mới sẽ giúp bệnh nhân hay sẽ chỉ là một phần để giúp theo dõi các bác sĩ lâm sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe".

Có lẽ trả lời câu hỏi này là chìa khóa cho sự phát triển của mHealth; xét cho cùng, các phương tiện điều trị được phát triển phù hợp có thể giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân và giúp cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân theo cách tốt nhất.

Nguồn: https://ehealth.gov.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d881bf2333085667f156f12)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY