Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Y tế Việt Nam đối phó với virus Corona mới theo cách nào?

Thông tin từ Bộ Y tế ngày 27/1 cho biết, đến thời điểm này, số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (nCoV) tăng mạnh, hơn chục quốc gia xác nhận có người nhiễm bệnh. Trong đó số mắc bệnh trên thế giới: 2800 người, 81 ca Tu vong, không có trường hợp nào Tu vong ngoài Trung Quốc.

Tại Việt Nam có 2 trường hợp mắc là 2 bệnh nhân người Trung Quốc đang được cách ly, điều trị. PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, 2 bệnh nhân dương tính với nCoV đang điều trị tại Bệnh viên Chợ Rẫy hiện sức khỏe đã tốt, ổn định. Phác đồ điều trị của Bộ Y tế cho bệnh này không có Tamiflu. Hiện Việt Nam không có trường hợp nào Tu vong và đang cách ly, theo dõi 37 trường hợp.

Về công tác điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân tuyên cho biết, dịch bệnh xảy ra ở địa phương nào thì điều trị ở khu vực đó. Bộ sẽ cử bác sĩ về, hạn chế tối đa vận chuyển bệnh nhân. Tại khu vực điều trị có cách ly chống lây chéo trong bệnh viện và lây cho nhân viên y tế. Theo thông tin thì tại Trung Quốc, bệnh này đã lây sang thầy Thu*c nên Bộ Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện hết sức lưu ý bảo vệ cho bác sĩ, người tiếp xúc bệnh nhân. Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện thực hiện 4 tại chỗ, phòng tránh lây nhiễm chéo. Ông Khuê cũng thông tin thêm, khu vực phía Bắc đã chuẩn bị 100 giường bệnh, có phòng cách ly, phòng áp lực âm.

Bộ Y tế khuyến nghị người dân không nên đi/đến khu vực đang có dịch tại Trung Quốc nếu không cần thiết. Những người trở về vùng có dịch tại Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp câp do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Một số trường hợp sốt nghi ngờ nhiễm tại Việt Nam đều được theo dõi y tế chặt chẽ, nghiêm ngặt. Những xét nghiệm dương tính ở miền Nam mới chỉ là ban đầu, tại miền Bắc đã loại trừ. Đây là dịch bệnh mới, chưa có mẫu thử chuẩn. Trong khi Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, hoạt động giao lưu thương mại, du lịch đông nên sẽ đặt cảnh báo ở mức lây nhiễm cao hơn. Hiện Việt Nam đã nâng mức cảnh báo tương đương với dịch bệnh có khả năng lây nhiễm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, với kinh nghiệm từ đại dịch SARS năm 2003 Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS thì trong năm nay Việt Nam tiếp tục có những phương án và chuẩn bị ứng phó kịp thời với chủng virus corona mới này. Điều quan trọng hơn cả là mỗi người đều cần có ý thức chăm sóc và vệ sinh cá nhân, đến ngay cơ sở y tế khám và xét nghiệm khi có các dấu hiệu như : HO KHAN, SỐT trên 38 độ C , khó thở, suy hô hấp...

Nếu có triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở thì cần tránh đi lại, du lịch. Nếu một người đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở cần đến ngay cơ sở y tế. Chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế để có biện pháp điều trị và phòng chống cho cộng đồng.

Ngoài Trung Quốc, hiện tại đã ghi nhận 40 trường hợp trường hợp bệnh xâm nhập tại 12 quốc gia và 3 vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc bao gồm: Thái Lan, Hồng Kông - Trung Quốc mỗi nơi 5 ca, Australia (4), Singapore,, Malaysia, Pháp, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có 3 bệnh nhân, Nhật Bản, Việt Nam, Hoa Kỳ, Ma Cao - Trung Quốc mỗi nơi 2 trường hợp, Nepal, Canada, Pakistan mỗi nước có 1 trường hợp.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/y-te-viet-nam-doi-pho-voi-virus-corona-moi-theo-cach-nao-1513117.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY