Bài thuốc dân gian hôm nay

10 bài Thuốc dân gian trị viêm loét miệng

Viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên.
viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên. Một trong những biện pháp trị liệu đơn giản của Đông y đối với căn bệnh này là sử dụng các kinh nghiệm dân gian, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

Bài 1: rễ cây hoa tường vi 50 - 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài 2: hoàng liên 10g, sắc kỹ với 100ml nước, ngậm vài lần trong ngày.

Bài 3: lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.

Bài 4: tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 - 6 lần trong ngày.

Bài 5: mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài 6: ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột Thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Bài 7: hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g, tất cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một ít Thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.

Bài 8: lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.

Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến, dùng làm Thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.

Bài 9: nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều, dùng làm Thuốc bôi 2 lần trong ngày.

Bài 10: hoàng liên và can khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-10-bai-thuoc-dan-gian-tri-viem-loet-mieng-8239.html)

Chủ đề liên quan:

viêm loét miệng

Tin cùng nội dung

  • Viêm loét miệng thường xảy ra ở nữ hơn là nam giới. Thống kê cũng cho thấy khoảng 30% số bệnh nhân thường bị viêm loét miệng...
  • Theo kết quả mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm nhi khoa, tỷ lệ người nhập viện do mắc thủy đậu đã giảm được 93% kể từ khi ra đời vắc-xin phòng bệnh.
  • Hiện nay, rất nhiều loại Thuốc được biết có thể gây ra các tác dụng phụ ở miệng như viêm loét miệng, khô miệng, sưng nề miệng, rối loạn vị giác, phì đại lợi, tổn thương tuyến nước bọt hoặc rối loạn vận động ở miệng…
  • Viêm loét miệng Đông y gọi là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Niêm mạc miệng và lưỡi có những nốt loét, viêm tấy có mủ.
  • Thời tiết nóng bức, môi trường bụi bẩn, cơ thể nhiều mồ hôi,… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công, gây ra các bệnh ngoài da điển hình như herpes, thủy đậu, zona, sởi, tay chân miệng…
  • Tầm xuân là loại cây dây leo thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào.
  • Tôi rất hay bị viêm loét miệng lưỡi, mỗi đợt bị 4 - 7 ngày, khỏi rồi lại tái phát khiến ăn uống khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt.
  • Cháu hay bị vết loét ở lưỡi, lợi và môi gây đau, xót khi ăn uống. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cháu cách phòng và chữa khỏi bệnh?
  • Trong y học cổ truyền, viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”...
  • Theo Đông y, viêm loét miệng là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, xuất hiện trên niêm mạc các vết loét đỏ, sưng đau, nặng có thể có mủ. Người mắc bệnh này thường có cảm giác đau nóng rát nhất là khi gặp thức ăn mặn, chua cay, miệng hôi, người cảm giác nóng hay sốt nhẹ, nước tiểu màu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY