“Làm tốt lắm!”, “Giỏi quá!” là những lời khích lệ quen thuộc của khi chứng kiến con học hỏi thêm những kĩ năng mới. Nhưng theo như nghiên cứu, những lời khen mang tính chung chung chỉ khiến trẻ lệ thuộc vào sự khẳng định của hơn là giúp trẻ tự nỗ lực phấn đấu.
Do đó, hãy chỉ nên khen ngợi con khi con thực sự thể hiện tốt, và lời khen đó phải càng cụ thể mới càng hiệu quả. Ví dụ, khi con vẽ một bức tranh đẹp, thay vì nói rằng “Đẹp quá!”, có thể tán dương một cách tinh tế hơn như: “Con phối màu rất hay. Mẹ rất thích màu sắc của bông hoa này.”
Để thành thạo luôn cần có sự khổ luyện, đây là sự thật. Tuy vậy, câu tục ngữ này cũng tạo áp lực, khiến trẻ trở nên hiếu thắng. “Câu nói cũng mang thông điệp rằng nếu con mắc lỗi, thì do con chưa rèn luyện đủ chăm chỉ”, theo tiến sĩ Joel Fish – tác giả của một cuốn sách về dạy con chơi thể thao. “Tôi đã chứng kiến những đứa trẻ tự đánh mình, và tự hỏi: “Mình bị làm sao vậy? Mình đã luyện tập, luyện tập, luyện tập rất nhiều nhưng mình vẫn không phải là người tốt nhất.” Do đó, hãy khuyến khích và động viên con chăm chỉ hơn, để con thấy tự hào vì những tiến bộ và nỗ lực của mình.
Khi con vấp ngã và òa khóc, thường hoảng hốt và vội trấn an rằng: “Không sao, không sao đâu con.” Nhưng câu nói này chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trẻ đang khóc vì cảm thấy đau đớn. Điều chúng ta cần làm là giúp con làm chủ và kiểm soát được cảm xúc chứ không phải là cố phớt lờ nó. Hãy ôm con, thấu hiểu và đồng tình với cảm giác của con bằng câu nói: “Cú ngã này đáng sợ quá” và hỏi rằng con cần được băng bó, nụ hôn an ủi, hay là cả hai.
Có những buổi sáng mà con nôn nóng, bồn chồn không muốn ăn, khăng khăng đòi buộc dây giày (dù có thể con còn chưa biết buộc) vì sắp muộn học. Việc hối thúc trẻ sẽ khiến trẻ càng căng thẳng hơn. Thay vào đó, hãy mềm mỏng và thể hiện tinh thần đồng đội với con: “Nào chúng mình cùng nhanh lên nhé.” Bố mẹ cũng có thể chơi một trò chơi nhỏ: “Giờ chúng mình cùng thi xem ai mặc xong quần áo trước nhé?” để cùng chuẩn bị với con.
Nếu bạn đang theo dõi cân nặng của mình, hãy giữ trong lòng. Theo lời Marc. S. Jacobson - giáo sư chuyên khoa Nhi và Dịch tễ học tại Trung tâm Y tế Đại học Nassau tại New York, việc bước lên bàn cân mỗi ngày và than thở rằng mình béo sẽ khiến trẻ hình thành ấn tượng xấu về dáng vóc cơ thể. Vì vậy, hãy nói rằng “Bố/ mẹ ăn uống lành mạnh vì nó tốt cho cơ thể.” Tương tự với việc tập thể dục, câu nói: “Bố/ mẹ cần tập thể dục.” nghe rất miễn cưỡng và giống một lời than phiền, thay vào đó hãy nói rằng: “Trời hôm nay đẹp quá, bố/ mẹ muốn ra ngoài đi dạo.” Câu nói này còn có thể khiến trẻ hào hứng tham gia cùng bố mẹ.
Đối với những có con cái thích vòi vĩnh mua đồ, có lẽ đây là câu trả lời thường thấy nhất. Tuy nhiên, câu nói này khiến con cho rằng bạn không có khả năng kiểm soát tài chính và làm con hoảng sợ. Hơn nữa, nếu sau đó bạn mua một vật dụng đắt tiền khác, trẻ sẽ “trích dẫn” lại câu nói này. Hãy thay thế bằng lối nói khác uyển chuyển hơn, chẳng hạn như: “Bọn mình sẽ không mua món này bởi vì mình phải tiết kiệm tiền cho những món đồ quan trọng hơn.” Nếu con vẫn tiếp tục gặng hỏi, bạn sẽ có màn dạo đầu hoàn hảo cho bài học về cách quản lí tài chính.
Đây là một khái niệm khó phân biệt với trẻ em. Nếu một người lạ đối xử tốt với chúng, có lẽ chúng sẽ không coi đó là “lạ”. Hoặc con sẽ quá bám sát vào câu nói này và chống cự sự giúp đỡ từ những người bảo vệ, cảnh sát, dân phòng có phần lạ mặt. Bố mẹ có thể hỏi cách làm của con khi được một người lạ cho kẹo và đề nghị đưa con về nhà, và hướng dẫn con cách xử lí đúng. Người quen cũng có thể là thủ phạm của một số vụ bắt cóc trẻ em, do đó cũng có thể dạy con rằng: “Nếu ai đó làm con thấy buồn bực, sợ hãi, khó chịu, con cần phải nói với ngay.”
Nói ra điều này lúc con đang giữ thăng bằng hay chạy nhảy chơi đùa sẽ dễ khiến con bị ngã hơn. Những lời nói của chúng ta khiến con phân tâm khỏi chuyện đang làm, và do đó con bị mất tập trung. Nếu bạn thấy lo lắng, hãy lại gần hơn để theo dõi con, nhưng vẫn đứng yên nhất có thể.
Câu nói này làm tăng giá trị của đồ ăn vặt và làm giảm tầm quan trọng của bữa ăn chính với trẻ, hoàn toàn trái với mong muốn của bố mẹ. Do đó, hãy thử như sau: “Mình sẽ ăn tối trước rồi sau đó mình sẽ ăn tráng miệng.” Một chút thay đổi tinh tế trong ngôn từ có thể mang lại những tác động tích cực hơn với con bạn.
Thường khi con đang xếp hình hoặc xây tháp, cũng muốn giúp một tay. Nhưng nếu vội vàng giúp con từ lúc quá sớm, con sẽ không tự lập được và thường xuyên ỷ lại vào người khác. Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi mang tính gợi ý để con tự tìm ra giải pháp và đưa ra quyết định: “Con nghĩ rằng nên đặt mảnh to hay nhỏ ở phía dưới cùng? Tại sao con lại nghĩ như vậy? Hãy thử xem nhé.”