Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

10 loại rau củ cần bổ sung gấp nếu bạn muốn thận được bồi bổ, cơ thể lúc nào cũng dồi dào sinh lực

Vì thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi máu, điều chỉnh mức chất lỏng trong cơ thể, nên để thận hoạt động trơn tru, bạn cần duy trì chế độ ăn uống tốt.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thận là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, được xem là gốc rễ, nền tảng của sự di truyền và hoạt động sống. Thận thực hiện chức năng Sinh d*c, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch cho đến công năng của hệ thống thần kinh. Trong thận chứa nguyên âm và nguyên dương (cũng được gọi là Thận âm và Thận dương). Thận cũng liên quan mật thiết với các tạng phủ khác nhằm thực hiện điều hòa chức năng S*nh l* của cơ thể

Vì thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi máu, điều chỉnh mức chất lỏng trong cơ thể, nên để thận hoạt động trơn tru, bạn cần duy trì chế độ ăn uống tốt.

Trong đó cần tránh chất béo và thực phẩm chế biến có chứa quá nhiều natri, chất béo bão hòa. Đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất khi nói đến việc chăm sóc thận cũng như đảm bảo sức khỏe thận. Ngoài ra, bạn cần nắm rõ một số loại rau với lợi ích nổi bật có khả năng làm sạch, thanh lọc, bảo vệ và cải thiện hiệu suất làm việc của thận:

Cải bắp

Giàu chất phytochemical, loại rau họ cải này giúp phá vỡ các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại cho cơ thể bạn. Bắp cải có nhiều vitamin K, vitamin C, chất xơ và là một nguồn vitamin B6, axit folic dồi dào. Ngoài ra, lượng kali thấp trong cải bắp làm cho chúng trở thành một bổ sung hợp lý cho chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe thận.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ được biết đến là loại rau thân thiện với sức khỏe thận vì hàm lượng kali thấp. Nồng độ kali cao trong máu có thể khiến thận khó loại bỏ, do đó dẫn đến bệnh thận mãn tính.

Ớt chuông đỏ chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C, A và B6, các chất dinh dưỡng khác như axit folic, chất xơ cần thiết cho sức khỏe thận. Bạn có thể bổ sung ớt chuông đỏ bằng cách thêm chúng vào món salad hoặc ăn sống.

Tỏi

Thảo dược này giúp thúc đẩy sức khỏe thận tổng thể do tính chất lợi tiểu tuyệt vời của nó. Thu*c lợi tiểu hỗ trợ loại bỏ natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách buộc thận thải ra natri thông qua việc đi tiểu. Tỏi cũng có thể bảo vệ thận khỏi tác hại tiềm tàng của kim loại nặng như chì. Gia vị này cũng có khả năng giảm viêm, chống nhiễm trùng, làm sạch cơ thể, giảm cholesterol và nó hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên.

Súp lơ

Súp lơ xanh là một loại rau họ cải khác cực thân thiện với thận. Các loại rau này rất giàu axit folic và chất xơ, làm sạch cũng như tăng cường sức khỏe thận cực tốt. Súp lơ xanh là một loại rau ít kali nên những người mắc bệnh thận mãn tính có thể ăn thường xuyên.

Cải xoăn

Với hàm lượng kali thấp, cải xoăn được đánh giá cực tốt để chăm sóc sức khỏe thận. Theo Tổ chức Thận Quốc gia, cải xoăn chứa nhiều vitamin A và C, canxi và các khoáng chất quan trọng khác giúp thúc đẩy hoạt động của thận.

Rau bina

Rau bina là một nguồn vitamin A tuyệt vời, cần thiết cho việc sản xuất các mô biểu mô khỏe mạnh, xếp các ống lọc nhỏ trong thận và đường tiết niệu. Chức năng của các mô này bao gồm bài tiết, hấp thụ chọn lọc, bảo vệ, vận chuyển qua tế bào.

Lưu ý: Rau bina được coi là lựa chọn thực phẩm có hàm lượng kali cao, nên hạn chế ăn với nhóm đối tượng đang lọc máu, người bị hạn chế kali trong chế độ ăn uống.

Hành tây

Chứa nhiều các hợp chất lưu huỳnh và flavanoids, hành tây còn có quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng làm giảm bệnh tim và bảo vệ chống lại nhiều bệnh ung thư. Hành tây có hàm lượng kali thấp và nguồn crôm tốt, một khoáng chất giúp chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein, thúc đẩy sức khỏe thận của bạn.

Khoai lang

Là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và beta-carotene, loại củ ngọt ngào này cũng là một nguồn vitamin B-6, chất xơ và kali tốt. Hàm lượng kali trong khoai lang có thể giúp cân bằng nồng độ natri trong cơ thể.

Lưu ý: Khoai lang được coi là lựa chọn thực phẩm có hàm lượng kali cao, nên được giới hạn bởi những người đang lọc máu và những người bị hạn chế kali trong chế độ ăn uống.

Củ cải

Củ cải rất bổ dưỡng và có dược tính phong phú. Loại rau này cực kỳ ít calo và cũng giúp làm sạch các độc tố tích tụ trong thận, đồng thời ức chế nhiễm trùng ở thận.

HH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/10-loai-rau-cu-can-bo-sung-gap-neu-ban-muon-than-duoc-boi-bo-co-the-luc-nao-cung-doi-dao-sinh-luc-22202043142758877.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cháu mang thai tháng thứ 7 thì phát hiện bị sỏi thận phải d=5mm. Cháu có nên uống canxi nữa không?
  • Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm sau đây có thể giúp làm sạch dạ dày, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Mẹo chi tiêu rau củ giúp bạn bạn không tốn nhiều chi phí để có được rau củ . Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY