Mặc dù không rửa tay không thực sự làm suy yếu hệ thống miễn dịch, nhưng chúng sẽ khiến hệ thống miễn dịch của bạn phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công nhiều hơn mức cần thiết. Đặc biệt, trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn ra, tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên càng được nâng cao hơn bao giờ hết.
Theo nghiên cứu, đa số mọi người khi cắn móng tay đều đang vướng phải trạng thái tâm lý tiêu cực như lo lắng, căng thẳng. Tình trạng sức khỏe tinh thần này có thể dẫn đến rối loạn hệ thống miễn dịch.
Khi chúng ta bị căng thẳng hoặc lo lắng, hệ thống thần kinh giao cảm bị quá tải, dẫn đến việc giải phóng quá nhiều hormonr adrenaline, nồng độ Cortisol tăng. Điều này dẫn đến việc giải phóng cytokine - những tế bào báo hiệu phản ứng miễn dịch và dẫn đến viêm hệ thống mãn tính, ức chế một số khía cạnh của chức năng miễn dịch.
Khi thiếu ngủ trở thành mãn tính, nó có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và gây hại cho các tế bào tạo nên hệ thống miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng với sức khỏe tổng thể là vô cùng chặt chẽ.
Không đánh răng và xỉa răng thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu và bệnh nha chu. Vi khuẩn phát triển trong các túi nhỏ trong nướu, xung quanh chân răng. Điều này gây ra một phản ứng viêm, khiến hệ thống miễn dịch của bạn phải làm việc quá tải và gây ra các vấn đề sức khỏe tiêu cực trong tương lai.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải sạch 2 hai lần/ ngày bằng kem đánh răng có fluoride; dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và gặp bác sĩ nha khoa định kỳ. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn.
Mặc dù ợ hơi là một hiện tượng khá phổ biến, nhưng nhiều người không nhận ra đây là một triệu chứng sức khỏe quan trọng.
Ợ hơi thường xuyên có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Điều này xảy ra khi axit được sản xuất trong dạ dày vượt qua mức quy định và bị đẩy lên cổ họng.
Thường xuyên ăn các thực phẩm chiên, béo, nghèo dinh dưỡng có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế uống rượu, thường xuyên tập thể dục và kiểm soát trạng thái căng thẳng, mệt mỏi giúp loại bỏ tình trạng này.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được thói quen uống nhiều rượu gây ra các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác nhau.
Rượu làm hỏng chức năng rào cản của ruột, làm tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tuần hoàn máu. Những vi sinh vật này truyền trực tiếp vào gan, gây viêm gan. Uống nhiều rượu cũng làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Rượu cũng ảnh hưởng đến phổi. Nó làm tổn thương lông mao ở đường hô hấp trên, có nghĩa là cơ thể bạn ít có khả năng trục xuất bất kỳ sinh vật xâm lấn nào. Nó cũng làm hỏng các tế bào lót đường dẫn khí thấp hơn.
Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, muối và carbohydrate cao, kích thích hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động, và một số nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng kém thực sự có hậu quả tiêu cực đối với hệ thống miễn dịch và sức khỏe của chúng ta.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, giảm tiêu thụ đồ uống có đường (soda và nước ép trái cây) có thể giúp các dấu hiệu viêm được cải thiện cũng như làm giảm cholesterol xấu.
Chế độ ăn uống có quá nhiều muối dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, đồng thời có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Khi tâm trạng kém, thường chúng ta thèm ăn những thực phẩm nhiều đường và nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây "nghiện" và tăng cảm giác thèm ăn khó kiểm soát.
Danh sách "thực phẩm không lành mạnh" bao gồm đồ uống có đường, bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh rán, và hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng đóng gói...