Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia).
Loài động vật này sở hữu một khả năng mà có lẽ tất cả các chị em phụ nữ phải khao khát! Đó chính là dự trữ gần như toàn bộ lượng mỡ của mình ở phần đuôi. Do đó, dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối.
Nhờ vào bộ hàm cực khỏe với những phát cắn chí mạng, cộng thêm khả năng tạo ra những tiếng kêu rùng rợn, quỷ Tasmania từng là một nỗi ám ảnh lớn cho người dân địa phương cũng như các nhà khoa học khi đến đây khám phá thiên nhiên hoang dã.
Ngoài ra, thân hình của chúng cũng khiến nhiều người phải “dựng tóc gáy” với một vệt trắng trước ngực, tạo dấu ấn lớn trên bộ lông đen nhánh kỳ bí. Đó là chưa kể về cái đầu trông khá giống chuột, nhưng lại sở hữu bộ răng của loài chó sói.
Theo các nhà khoa học, quỷ Tasmania thường sống và săn mồi đơn độc. Chúng chỉ gặp nhau trong khoảng 5 ngày vào mùa sinh sản.
Sau khi sinh, quỷ Tasmania con sẽ bò vào túi của mẹ và sống ở đó khoảng 3 tháng mới phát triển hoàn thiện được cơ thể. Sau đó, nó mới có thể ra ngoài khám phá thiên nhiên và bắt đầu cai sữa mẹ khi đạt độ tuổi từ 3,5-4 tháng tuổi.
Việc tự biến đổi gene có thể giúp cho loài động vật ăn thịt này tránh được nguy cơ tiệt chủng. Trong 20 năm qua, số lượng quỷ Tasmania đã bị suy giảm mạnh do chúng mắc phải căn bệnh ung thư mặt truyền nhiễm không thể cứu chữa được.
Một nhà khoa học Australia đã tiến hành nghiên cứu bộ gene đơn bội của 294 con quỷ Tasmania trước và sau khi xuất hiện căn bệnh ung thư này cách đây 20 năm và nhận thấy có sự biến đổi trong bộ gene đơn bội chứa 7 gene. 5 trong số 7 gene này kết hợp với nhau để loài quỷ Tasmania tăng khả năng chống chịu với bệnh ung thư.
Giáo sư Hamish McCallum thuộc Đại học Griffith (Australia) cho biết, ông rất ngạc nhiên khi nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng này và hy vọng rằng nó sẽ tăng khả năng sống sót của loài quỷ này.
Với thân hình nhỏ tương đương loài chó, động vật này sống trong các hang hốc và rất khó nhận diện chúng trong bóng tối. Quỷ Tasmania bị căn bệnh bướu ở mặt lây truyền từ năm 1996 và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Căn bệnh này lây truyền qua các vết cắn lẫn nhau giữa các cá thể trong bầy – vốn rất hung dữ và có hàm răng rất khỏe.
Trong vòng 20 năm, ít nhất 80% quần thể loài quỷ này đã biến mất khỏi đảo Tasmania. Hiện tại, số lượng cá thể sống hoang dã của loài này chỉ ở mức vài nghìn con. Khi mắc bệnh, các con quỷ Tasmania sẽ bị u bướu mọc trên mặt và trong miệng khiến chúng không thể ăn được.
Biệt danh “Quỷ” gán vào tên của loài này có lẽ một phần là do thói thô lỗ cộc cằn của chúng trong quan hệ yêu đương.
Ngoài tiếng gọi tình đinh tai nhức óc có thể làm nứt cả thủy tinh, quỷ Tasmanian còn có một tính khí vô cùng khó chịu; những lúc hứng tình, nó sẵn sàng lao vào hạ gục bất cứ ai dám cản trở nó, kể cả bạn tình.
Cũng may thói cục súc này chỉ có cơ hội phát huy trong 3 ngày của mối quan hệ “lãng mạn", hết mùa yêu đương, những cô nàng Tasmanian sẽ “đá” những anh chàng ưa bạo lực này mà không chút vương vấn. Có lẽ vì thói quen yêu đương “kém lãng mạn” như vậy mà loài này thường chỉ sống đơn độc.
Thylacoleo Carnifex - Quỷ Tasmania khổng lồ
Sư tử túi ( Thylacoleo Carnifex) là một loài thú ăn thịt đã tuyệt chủng có ngoại hình giống với quỷ Tasmania. Chúng chỉ lớn hơn, hung dữ hơn và đáng sợ hơn với bộ hàm mạnh mẽ, xương chắc khỏe, hàm và răng hàm trên cực kỳ phát triển. Các nhà nghiên cứu đã ví Chúng giống như một con quỷ Tasmania khổng lồ. Sư tử túi nặng 91 kg có thể giết ch*t loài sư tử hiện tại dễ dàng trong một trận chiến. Loài động vật cổ xưa này cũng là một thợ săn tài ba, có khả năng giết ch*t con mồi lớn trong vòng vài giây.
Chủ đề liên quan:
ăn nhiều biến đổi gene chị em phụ nữ ĐỖ HỢP động vật ăn thịt Dựng tóc gáy Hãy chọn con số nhìn thấy ngay lần đầu người dân địa phương nhà khoa học nỗi ám ảnh sự giàu có hay cuộc sống hạnh phúc thiên nhiên hoang dã thú có túi