Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

11 cách chặn đứng lo lắng, sợ hãi trong lòng mỗi người khi dịch Covid-19 đang có những diễn biến mới khó đoán trước

Trong tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến mới mỗi ngày, việc tăng cảm giác lo lắng và buồn bã là rất bình thường.

Dịch Covid-19 đang có những Thực thế, trong tình hình dịch Covid-19 đang có những

Để phòng tránh những vấn đề này, giới chuyên gia gợi ý những biện pháp ngăn chặn sau, theo Boldsky:

Tập thể dục

Hoạt động thể chất có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu tâm trí của bạn. Nếu bạn ở trong nhà, hãy thử thực hiện các bài tập đơn giản như tập tạ tay với chai nước, tập plank, khiêu vũ... Nếu bạn không bị cách ly có thể đi dạo hoặc chạy bộ tại khu vực vắng vẻ, thoáng đãng nhưng tuyệt đối tránh tiếp xúc, gần gũi bất cứ ai.

Dành thời gian cho những sở thích của bạn

Nếu làm vườn, nấu ăn hoặc nướng bánh là sở thích của bạn, hãy xắn tay vào làm ngay vì nó sẽ xua tan mọi căng thẳng, lo lắng trong lúc này. Bạn có thể liệt kê ra các loại trái cây và rau quả để trồng trong vườn hoặc nếu thích thú với việc nấu ăn hoặc nướng bánh, bạn hãy nấu món ăn hoặc món tráng miệng yêu thích của bạn ngay nhé!

Đọc sách

Đọc sách có thể giúp vượt qua sự lo lắng và sợ hãi. Chỉ bằng cách mở một cuốn sách, bạn đang cho phép bộ não của bạn đi vào một thế giới văn học, tránh xa khỏi căng thẳng, sợ hãi và lo lắng. Hãy đọc những cuốn sách nhẹ nhàng vì nó sẽ giúp thư giãn cơ thể và tâm trí của bạn.

Tắm thư giãn

Tắm thư giãn với muối, tinh dầu và nến sẽ giải phóng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm vì mùi hương dễ chịu có thể giúp thư giãn cơ thể bạn. Hãy ngâm mình trong bồn tắm đầy bong bóng xà phòng hoặc tắm nước nóng để đạt hiệu quả tối ưu nhé!

Ngồi thiền

Thực hành thiền sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong lúc này. Bởi lẽ, chúng giúp bạn nhận thức được mình đang ở đâu và đầu óc không bị quá tải bởi những gì đang diễn ra xung quanh. Nó sẽ dạy bạn cách đối phó với căng thẳng, giúp giảm lo lắng và trầm cảm rất hiệu quả.

Bám sát một thói quen

Nếu bạn đang làm việc tại nhà trong mùa dịch Covid-19, việc đi lại và lịch trình thông thường của bạn sẽ không còn nữa. Thực hiện công việc theo một thói quen mới sẽ cho phép bạn khám phá rất nhiều thứ ngay cả khi bạn đang làm việc ở nhà và điều này sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng.

Đừng tin vào tất cả những gì đang lan truyền trên mạng xã hội

Quá nhiều thông tin không chính xác đang được lưu hành trên các trang mạng xã hội. Đọc thông tin và không biết điều đó là đúng hay sai sẽ làm bạn thêm lo lắng, sợ hãi. Do đó, hãy giới hạn thời gian lướt trên các mạng xã hội và tìm nguồn chính thống để đọc các thông tin liên quan đến dịch Covid-19 sẽ khiến bạn yên tâm hơn.

Để nhận được thông tin đầy đủ, bạn nên truy cập vào những nguồn thông tin uy tín từ Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Viết ra những điều bạn biết ơn mỗi ngày

Hãy sắm cho mình một cuốn nhật ký hoặc sổ ghi chép, viết ra những điều bạn bạn cảm thấy trân trọng và biết ơn. Hãy viết ra những gì quan trọng nhất với bạn và những gì bạn thực sự đánh giá cao trong cuộc sống. Điều này sẽ làm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

Thực hành chăm sóc bản thân

Trong thời gian căng thẳng này, chăm sóc bản thân tốt là điều tối quan trọng. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh để bạn luôn khỏe mạnh. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tâm lý của bạn.

Tìm kiếm chuyên gia giúp đỡ

Nếu bạn cảm thấy mình đang căng thẳng hoặc sợ hãi nhiều hơn bình thường trong mùa dịch Covid-19, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia. Một nhà tâm lý học sẽ giúp bạn quản lý nỗi sợ hãi đồng thời giúp bạn có quyết định đúng đắn hơn.

Trong tình trạng dịch Covid-19 đang có diễn biến mới trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra một số lời khuyên để hỗ trợ sức khỏe tâm thần và sức khỏe tâm lý của mỗi người:

- Hãy tránh xem, đọc hoặc nghe tin tức có thể khiến bạn cảm thấy đau khổ hoặc lo lắng.

- Tìm kiếm thông tin chính xác để thực hiện các bước phòng ngừa cho chính bạn và cho những người thân yêu của bạn.

- Tìm kiếm thông tin cập nhật về tình hình dịch Covid-18 vào những thời điểm cụ thể, một hoặc hai lần trong ngày...

Tóm lại, khi một dịch bệnh bắt đầu thì có nghĩa là chúng cũng sẽ phải biến mất. Kiểm soát sự lo lắng của bạn có thể khó khăn trong đợt bùng phát này nhưng chỉ cần làm theo những lời khuyên của chuyên gia ở trên sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Chung tay, đồng lòng và quyết tâm, chúng ta sẽ vượt qua mùa dịch Covid-19 một cách tự tin, chủ động!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/11-cach-chan-dung-lo-lang-so-hai-trong-long-moi-nguoi-khi-dich-covid-19-dang-co-nhung-dien-bien-moi-kho-doan-truoc-20200319122122011.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 6 trong số 29 bệnh nhân bị thương trong T*i n*n sập giàn giáo ở công trường Formosa được chuyển ra các bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức tại Hà Nội để điều trị.
  • Mang thai và sinh con để duy trì nòi giống là quy luật tất yếu, là thiên chức của người phụ nữ. Hiện tượng S*nh l* này không những đã gây ra một quá trình biến đổi sinh học – nội tiết ở phụ nữ mà còn là nguồn gốc của những sự thay đổi tâm lý dễ kéo theo những rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT).
  • Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và một số nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 15-17% số học sinh.
  • Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…
  • Đó là chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay (10/10/2013). Vì sao Tổ chức Y tế Thế giới lại chọn chủ đề này và thông điệp của WHO muốn gửi đến nhân dân toàn thế giới nhân ngày này là gì?
  • Một bạn đọc mang thai đã 23 tuần đang rất lo lắng thai nhi mắc bệnh Thalassemia do 2 con riêng của chồng đều mắc bệnh này.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...