Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết

Nắm được những kiến thức cơ bản về sơ cứu ban đầu có thể giúp bạn cứu người và thậm chí cứu cả chính mình trong những trường hợp khẩn cấp.

Vết thương hở: Khi xử lí vết thương hở, bạn cần chú ý luôn nâng vị trí bị thương lên cao hơn tim nhằm giảm sưng và để máu không chảy dồn về vết thương. Nếu bạn không thể nâng vị trí bị thương lên cao, hãy cố gắng giữ vết thương ngang bằng tim.

Bỏng cấp độ 1: Bỏng cấp độ 1, hay bỏng bề mặt, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng, do đó dạng bỏng này không quá nghiêm trọng. Hãy xả sạch vết bỏng với nước ấm, thay vì sử dụng nước lạnh. Nước lạnh có thể khiến mô tổn thương sâu hơn. Sau khi rửa sạch vết bỏng, hãy dùng túi đá để chườm, hoặc dùng hỗn hợp Thu*c muối và nước để giảm nhiệt vết bỏng.

Đau tim: Đối với các cơn đau tim, sự can thiệp kịp thời sẽ giúp hạn chế tổn thương. Bạn có thể nhai aspirin vì việc này giúp ngăn chặn những tiểu cầu gây tắc nghẽn mạch máu. Bạn nên dùng lượng nhỏ aspirin và nhai, thay vì nuốt trực tiếp với nước. Hãy gọi cấp cứu sớm nhất có thể.

Ong đốt: Khi bị ong đốt, trước tiên bạn cần rút ngòi châm trên da nhanh nhất có thể. Sau đó, hãy rửa sạch vết thương và chườm đá.

Gãy xương: Khi bị gãy xương, đừng cố làm thẳng phần xương gãy, mà hãy cố gắng cố định vết thương bằng nẹp và băng. Dù gãy xương có thể chỉ đơn giản là trật khớp hay bong gân, hãy đến cơ sở y tế để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Tổn thương mắt: Khi mắt bạn thương, điều đầu tiên bạn thường làm là làm sạch vết thương. Tuy nhiên, đối với tổn thương mắt, điều quan trọng nhất là bạn băng vết thương lại và tìm sự giúp đỡ. Việc rửa mắt có thể gây những tổn thương nghiêm trọng hơn và có thể để lại hậu quả lâu dài. Bạn chỉ nên rửa mắt trong trường hợp mắt tiếp xúc với hóa chất.

Dằm găm vào da: Dằm (các mảnh gỗ, thủy tinh, nhựa,... nhỏ) chứa đầy vi khuẩn và dễ gây nhiễm trùng trên vết thương hở. Vì vậy, bạn luôn phải sát trùng khi xử lí vết thương. Nếu bạn có một mảnh dằm găm sâu vào da, bạn cần sát trùng vết thương và lấy mảnh dằm ra bằng đầu kim đã được tiệt trùng bằng nước sôi; sau đó rửa sạch bằng xà phòng và nước.

Rắn cắn: Khi bị rắn cắn, điều quan trọng nhất là bạn cần thả lỏng. Việc hút độc ra khỏi vết thương như trên phim ảnh không có tác dụng, vì chất độc đã ngấm vào máu. Bạn cần giữ nhịp tim ở mức thấp để làm giảm tốc độ lan của chất độc. Sử dụng Thu*c giảm đau có thể khiến chất độc phát tác nhanh hơn. Hãy liên lạc với cơ sở y tế để được điều trị kịp thời; tránh vận động mạnh; và có thể thoa dầu dừa lên vết thương để kháng khuẩn.

Sứa châm: Nếu bị sứa châm, bạn có thể rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm, giấm, hoặc thoa hỗn hợp Thu*c muối và nước lên vết thương. Than hoạt tính cũng có thể giúp hút độc sứa ra khỏi vết thương.

Sẹo: Khi bị thương, bạn có thể lo rằng vết thương sẽ để lại sẹo. Thu*c muối có các thành phần khử trùng giúp ngăn sự hình thành sẹo, loại bỏ phần vảy cứng, đồng thời ngăn nhiễm trùng. Thu*c muối khi pha với nước cũng có thể sử dụng để sát trùng.

Nghẽn thở: Nguyên nhân gây nghẽn thở thường là do có dị vật làm tắc đường thở. Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, kiểm tra miệng họ và loại bỏ bất kì dị vật nào có thể gây nghẽn thở, kể cả ở dạng lỏng. Để mở đường thở, hãy ấn ngửa đầu và nâng cằm người bệnh, đặt bàn tay bạn gần đỉnh đầu hoặc trán người bệnh. Hoặc bạn có thể đặt ngón tay dưới quai hàm người bệnh và kéo cằm dưới xuống để mở miệng họ. Cách này giúp nâng lưỡi người bệnh khỏi đường thở./.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/11-meo-so-cuu-ban-dau-ban-nen-biet-20200604162341183.htm)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY