3 tháng đầu hôm nay

12 nguy cơ khiến bà bầu dễ bị sẩy thai

Bất kỳ người phụ nữ nào khi mang bầu đều có thể bị sẩy thai nếu có chứa một trong số những yếu tố nguy cơ dưới đây.
Tuổi tác: Trong thực tế, phụ nữ trong độ tuổi 40 sẽ tăng gấp đôi khả năng đẻ non so với khi họ 20 tuổi.

Có một lịch sử của sự sẩy thai: Những phụ nữ đã có hai hoặc nhiều lần sẩy thai liên tiếp sẽ có nhiều khả năng bị sẩy thai hoặc đẻ non hơn một lần nữa so với những phụ nữ không sở hữu một lịch sử của sự sẩy thai.

Đang có các bệnh mãn tính hoặc rối loạn: Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, rối loạn di truyền máu, đông máu, rối loạn hệ tự miễn dịch, các rối loạn kích thích tố (như hội chứng buồng trứng đa nang)… thì cũng là một trong số các điều kiện có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Có vấn đề với tử cung hoặc các vấn đề ở cổ tử cung: Phụ nữ nếu gặp những vấn đề bất thường bẩm sinh ở tử cung, tử cung nhiều các mô sẹo, cổ tử cung yếu hoặc ngắn bất thường ngắn (suy cổ tử cung)… cũng sẽ có một tỷ lệ sẩy thai cao.

Ngoài ra, nhiều bác sĩ chuyên khoa cũng cho rằng phụ nữ bị u xơ tử cung lành tính cũng thường được liên kết với nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên điều này vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi bởi hầu hết các trường hợp phụ nữ bị u xơ không gây ra vấn đề gì ảnh hưởng tới sự sẩy thai của họ cả.

Có dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề di truyền: Nếu bạn, đối tác của bạn, hoặc thành viên gia đình bạn có những vấn đề di truyền bất thường đã được xác định ở lần mang thai trước đó, hoặc đã sinh một đứa trẻ với dị tật bẩm sinh thì bạn cũng có nguy cơ sẩy thai cao.

Nhiễm trùng: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thể gặp nguy cơ sẩy thai cao hơn nhiều so với những phụ nữ bình thường khác nếu bị một vài loại vi khuẩn xâm nhập khi bị các bệnh quai bị, rubella, sởi, vi rút cự bào, parvovirus, lậu, HIV và nhiều các nhiễm trùng khác…

Bạn hút Thu*c, uống rượu và sử dụng cocaine: Nếu bạn hút Thu*c, uống rượu và dùng M* t*y trong khi mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai cho bạn đấy. Thực tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh và cho thấy mối liên hệ giữa thói quen uống cà phê cũng sẽ mang lại những nguy cơ sẩy thai cao hơn ở phụ nữ đang bầu bí.

Thu*c men: Một số Thu*c cũng được biết đến có liên quan trực tiếp làm tăng nguy cơ sẩy thai. Để tránh điều này, bạn luôn dùng Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ và yêu cầu bác sĩ cho bạn biết về sự an toàn và tác dụng phụ của bất cứ loại Thu*c nào bạn đang sử dụng, ngay cả là những loại Thu*c hỗ trợ mà bạn đang cố gắng uống để tăng khả năng thụ thai cao đi chăng nữa.

Môi trường chứa nhiều độc tố: yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai như: một số hóa chất như formaldehyde, benzene, và ethylene oxide, hoặc liều lượng các bức xạ, chất khí gây mê lớn từ môi trường độc hại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ sẩy thai.

Các yếu tố nội tiết của đối tác: Bạn có biết những yếu tố nội tiết của đối tác (cha của thai nhi ở trong bụng) cũng góp phần làm tăng nguy cơ cho người phụ nữ bị sẩy thai, mặc dù nguy cơ này không tăng theo tuổi của đối tác.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mức tinh trùng bị hư hại bởi chất độc từ môi trường sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai cho phụ nữ khi mang bầu. Bởi vì khi ấy, đối tác của bạn tiếp xúc với thủy ngân, chì, một số nghành công nghiệp hóa chất và Thu*c trừ sâu quá nhiều.

Bệnh béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên kết khá chặt chẽ giữa bệnh béo phì và nguy cơ sẩy thai.

Quá trình chẩn đoán các bệnh tật: Cũng sẽ mang đến một nguy cơ nhỏ làm gia tăng sự sẩy thai của phụ nữ mang bầu như chẩn đoán sau khi lấy mẫu màng đệm villus và chọc nước ối để thực hiện thử nghiệm di truyền nào đó.

Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-12-nguy-co-khien-ba-bau-de-bi-say-thai-27377.html)

Chủ đề liên quan:

bà bầu có thai mang thai nguy cơ sẩy thai

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY