Kinh tế xã hội hôm nay

14 ngày cách ly của WHO có thể chưa đủ: Chuyên gia Trung Quốc phát hiện thời gian ủ bệnh virus corona lên tới 24 ngày

Theo nghiên cứu mới đây của Trung Quốc, ngoài việc thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 24 ngày, cũng không loại trừ các ca siêu lây lan virus corona.

Theo tờ The Paper đưa tin ngày 10/2, Chung Nam Sơn, chuyên gia hô hấp, tổ trưởng tổ chuyên gia cấp cao Ủy ban sức khỏe và y tế quốc gia Trung Quốc dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona cho biết thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh chỉ 3 ngày nhưng thời gian dài nhất có thể lên đến 24 ngày.

Trước đó, WHO (tổ chức y tế Thế giới) và CDC (trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ) cho biết các triệu chứng của virus corona mới (nCoV) có thể xuất hiện sau ít nhất 2 ngày hoặc lên đến 14 ngày sau khi lây nhiễm.

Ông Chung Nam Sơn từng là người góp phần quan trọng trong việc phát hiện bệnh SARS và ngăn chặn dịch lan rộng năm 2003 và đã trở lại với cuộc chiến chống virus corona mới

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của ông Chung Nam Sơn cũng chỉ ra những biểu hiện lâm sàng mới của người bệnh sau khi nghiên cứu 1099 mẫu bệnh phẩm từ 552 bệnh viện thuộc 31 tỉnh thành của Trung Quốc:

1. Chỉ 43,8% người bệnh cho thấy các triệu chứng sốt ở giai đoạn đầu, nhưng 87,9% có các triệu chứng sốt sau khi nhập viện. Khi kiểm tra những trường hợp nhiễm virus corona mới không nên tập trung quá nhiều vào việc bệnh nhân bị sốt.

2. Một số bệnh nhân nhiễm bệnh vẫn có dấu hiệu X-quang bình thường nên nếu dựa vào việc chụp CT để chẩn đoán nhiễm virus corona mới thì tỉ lệ chính xác chỉ là 76,4%.

3. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh chỉ 3 ngày nhưng thời gian dài nhất có thể lên đến 24 ngày. Ngoài ra, cũng không thể loại trừ các trường hợp "siêu lây lan" (một người lây bệnh cho 10 người khác trở lên).

4. Việc lây truyền qua dịch tiết qua đường tiêu hóa có thể góp phần khiến sự lây lan virus nhanh chóng hơn, điều đó có nghĩa là dịch bệnh do chủng mới của virus corona cũng có thể lây truyền qua đường phân-miệng.

5. Thời gian ủ bệnh được định nghĩa là thời gian từ khi tiếp xúc với nguồn lây truyền đến khi xuất hiện triệu chứng.

6. Các biện pháp dịch tễ học nghiêm ngặt và kịp thời là rất cần thiết để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của bệnh.

Để hiểu về biết cách phòng chống chủng virus corona mới này, bấm vào đây.

(Theo The Paper)

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/14-ngay-cach-ly-cua-who-co-the-chua-du-chuyen-gia-trung-quoc-phat-hien-thoi-gian-u-benh-virus-corona-len-toi-24-ngay-20200210192415089.chn)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY