Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

142 trẻ Trường Mầm non Xuân Nộn huyện Đông Anh bị nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Sáng 16/11, TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã đến thăm các học sinh của Trường Mầm non Xuân Nộn thuộc xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh nghi do ngộ độc thức ăn.

Trường Mầm non Xuân Nộn có 3 cơ sở với 22 lớp. Theo đó, sáng 15/11, một số trẻ tại hệ thống cở sở chính ngay tại trường có biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài, nghi ngộ độc thức ăn. Liên tiếp từ chiều 15/11 đến rạng sáng 16/11 đã có thêm hơn 140 trẻ có các biểu hiện tương tự phải nhập viện điều trị.
 

TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm việc với đại diện bệnh viện, TTYT, Phòng giáo dục huyện Đông Anh.

 
Cụ thể, tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh tiếp nhận điều trị cho 96 trẻ và Bệnh viện đa khoa Bắc Thăng Long điều trị cho 46 trẻ. Ngay sau sự việc, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa Đống Đa đầu ngành truyền nhiễm hỗ trợ công tác chuyên môn cho 2 bệnh viện và xin ý kiến chuyên môn của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện tại, trong số các trẻ nhập viện có 2 trường hợp đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Số trẻ còn lại sức khoẻ đã ổn định.
 
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thịnh, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đông Anh cho biết, riêng khoa Nhi của bệnh viện tiếp nhận 52 bệnh nhi với các biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài lỏng. Đến trưa 16/11, tình hình các bệnh nhi đã ổn định, còn khoảng 10 cháu vẫn đang trong tình trạng sốt cao và đang được các bác sĩ theo dõi.
 

TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra bếp ăn tại Trường Mầm non Xuân Nộn.

 
TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin sự việc, Sở Y tế đã làm việc với UBND huyện để thống nhất phương án xử lý. Sở Y tế yêu cầu bệnh viện tập trung mọi nguồn lực, trang thiết bị y tế, cơ số Thu*c để điều trị tốt nhất cho các trẻ. Đồng thời, ngay chiều 15/11, Sở Y tế đã phối hợp TTYT, Phòng y tế huyện Đông Anh đến nhà trường lấy mẫu thức ăn lưu, phun Thu*c khử trùng tẩy uế toàn bộ khu vực trường và yêu cầu tạm dừng cung cấp suất ăn ngày 16/11. Về phía huyện Đông Anh, UBND huyện đã gửi công văn yêu cầu toàn bộ các trường học trên địa bàn tăng cường rà soát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trường học.
 
Thông tin thêm về sự việc, TS Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố cho biết, sau khi nhận được thông báo về vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Mầm non Xuân Nộn, Chi cục đã khoanh vùng, lấy mẫu thực phẩm lưu lại của hai bữa trưa ngày 14/11 và trưa 15/11 để điều tra. Nguyên nhân ngộ độc có thể do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, kết quả cụ thể đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm.
 

 TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thăm các bệnh nhi ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh.

 
Theo bà Nguyễn Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Nộn cho biết, trong bữa ăn trưa ngày 14/11 các cháu được ăn buffet tại trường với các món xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang, rau củ quả luộc, nước cam và sữa chua, bánh ngọt vào bữa chiều. Các nguồn thực phẩm trên do Công ty TNHH Bảo An có địa chỉ tại thị trấn Đông Anh cung cấp.
 

Một số bệnh nhân nhi đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh.

 
Giám đốc TTYT huyện Đông Anh - ông Nguyễn Tiến Cương cho biết, sau khi nhận được thông tin về ngộ độc thực phẩm tại Trường Mầm non Xuân Nộn, trung tâm đã cử đội cấp cứu cơ động xuống trường thực hiện điều tra và sơ cấp cứu, phân loại chuyển tuyến kịp thời các ca bệnh nặng. Đồng thời báo cáo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố và Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm huyện Đông Anh.  Đến 17 giờ ngày 15/11, trung tâm phối hợp cùng trạm y tế xã và trường tiến hành xử lý môi trường bề mặt và nguồn nước bằng phun hóa chất khử khuẩn 0,5% Clo hoạt chất, phun hóa chất diệt ruồi.
 
Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đông Anh, từ khi tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên tính đến thời điểm hiện tại ngày 16/11, bệnh viện tiếp nhận 96 trẻ nghi ngộ độc thực phẩm. Hiện tại bệnh viện đã chuẩn bị cơ số Thu*c, tăng cường giường bệnh và nhân lực để cấp cứu. Tình hình sức khỏe của các cháu cơ bản ổn định, chưa có trường hợp nguy kịch nào xảy ra. Bệnh viện bố trí bác sĩ, điều dưỡng tăng cường cho những khoa có trẻ nhập viện đông, kể cả hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật tới đây để kịp thời điều trị và chăm sóc trẻ.
 

Lê Hòa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5befe43376801b655972e838)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY