Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

15 Mẹo bảo quản thực phẩm đơn giản giữ thực phẩm lâu hơn

Biết được mẹo bảo quản thực phẩm sẽ giúp các chị em nội trợ đỡ tốn thời gian và công sức vừa tiết kiệm được chi phí không để thực phẩm bị hư hỏng!
Có rất nhiều thực phẩm cần phải sử dụng hằng ngày, nhưng vì công việc bận rộn nhiều chị em nội trợ phải mua một lượng lớn thực phẩm để bảo quản sử dụng trong vòng 1- 4 tuần. Tuy nhiên để giữ được thực phẩm lâu mà không bị mất đi dinh dưỡng hay hư hại bạn cần biết những mẹo bảo quản thực phẩm.

Hãy cùng KhoeDep.vn học ngay 15 mẹo bảo quản thực phẩm đơn giản giúp giữ thực phẩm lâu và tươi hơn cho bạn và gia đình bữa ăn ngon miệng nào!

1. Chanh

Một số chị em chưa biết cách bảo quản nên chanh nhanh bị héo vàng và đắng. Học ngay bí quyết dưới đây để luôn có chanh tươi để dùng nhé:

    Chanh nguyên quả: Để chanh được tươi lâu cả tuần, bạn hãy đem rửa thật sạch vỏ ngoài, để ráo nước, bỏ vào túi nilon, buộc kín lại rồi cho vào tủ lạnh. Nếu không buộc kín túi hoặc cứ để chanh vào tủ lạnh thì chanh rất nhanh héo.
  • Chanh cắt nửa: Với những miếng chanh đã cắt dở bạn không nên vứt đi rất lãng phí, cũng không nên cứ thế cho vào tủ lạnh (chanh sẽ bị khô và đắng). Nhỏ một ít dấm lên một cái đĩa rồi úp miếng chanh lên, chanh sẽ để được lâu hơn.

2. Hành lá tươi

Để bảo quản hành lá tươi bạn hãy làm theo cách sau:

    Hành cắt rễ, rửa sạch để ráo nước.

3. Hành ta, tỏi khô

    Với tỏi tươi, bạn không nên bảo quản trong túi nilon. Có thể bọc tỏi vào lá cải, để vào chỗ râm mát, tỏi sẽ giữ tươi được vài ngày.

4. Hành tây

    Bảo quản hành tây ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Những nơi ẩm dễ làm cho hành bị mốc.

5. Gừng

Một số cách để bảo quản gừng được tươi lâu:

Bảo quản ở nhiệt độ thường: Hoàn toàn có thể bảo quản gừng ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu.

    Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút ít đường. Tiếp đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, nắp kín, không để không khí lọt vào rồi để vào tủ lạnh. Với cách này gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong khoảng từ 6 tháng đến một năm.
  • Bảo quản gừng trong giấy bạc: Bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.
  • Vùi gừng trong cát: Đây là cách của dân gian, rất đơn giản vùi gừng xuống dưới lớp cát ẩm. Cách này vừa giữ được gừng lâu tránh bị khô.

6. Ớt

    Sấy khô: Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, dùng dao rạch quả ớt bỏ hạt, ngâm vào nước đã đun sôi để hơi ấm, sau đó sấy khô. Lúc ăn bạn chỉ cần ngâm lại bằng nước ấm ớt lại tươi như ban đầu.
  • Cho vào ngăn đá tủ lạnh: Ớt ngắt hết cuống, rửa sạch, cho vào hộp đậy kín và để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần lấy ra, rửa lại thì quả ớt sẽ mềm lại như cũ.
  • Làm dấm ớt: Làm dấm ớt cũng là một cách để bạn giữ ớt lâu, tuy ớt không còn tươi và có mùi hăng như lúc ban đầu nhưng ớt ngâm cũng có vị ngon riêng. Ớt chín cắt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước, dùng kim xâm thủng nhiều lỗ trên quả ớt, rồi xếp vào trong lọ. Đổ dấm ngập lên ớt, thêm vài tép tỏi đập dập lên trên và đậy kín nắp.

7. Chuối

Không bảo quản chuối chung với các hoa quả khác. Bởi chuối sẽ giải phóng khí làm quả khác chín nhanh. Việc tách này giúp hoa quả tươi lâu hơn.

8. Khoai tây

Để giữ cho khoai tây không nảy mầm trong túi, hãy cho một quả táo vào với nó.

9. Bánh mì

Bạn mua bánh mì về mà ăn không hết, hãy cho một nhánh rau cần tây tươi vào túi bánh mì và đóng kín lại. Cần tây có thể phục hồi hương vị và kết cấu cho bánh mì.

10. Muối

Nếu muối của bạn vón cục, hãy đặt vài hạt gạo vào hộp muối để nó ấp thụ độ ẩm quá mức trong đó.

11. Hành

Băm thái hành dễ khiến bạn "rơi lệ" và chất cay khiến nước mắt bạn phải rơi tập trung ở phần gốc. Do vậy, giảm cay mắt bằng cách để gốc của nó cắt sau cùng. Có một mẹo dân gian là hãy nhai bất cứ thứ gì khi cắt hành để không bị cay mắt.

12. Trứng

Nếu bạn không xác định được trứng của mình có tươi hay không, hãy đăt chúng vào cái chậu có khoảng 10 cm nước. Trứng chìm nghĩa là nó tươi, nếu nổi là đã qua giai đoạn tươi. Và việc của bạn là hãy ăn trước những quả trứng không còn tươi nữa.

Tham khảo thêm: 10 Công Dụng Của Vỏ Trứng Gà Chắc Chắn Khiến Bạn Bất Ngờ

13. Thịt

    Dùng giấy ẩm tẩm giấm để gói thịt tươi, hoặc cắt thịt thành miếng nhỏ rồi phun giấm lên trên, giúp bảo quản thịt tốt hơn.

14. Rau củ quả

Để giữ cho rau quả tươi lâu hãy bọc chúng trong báo trước khi cho chúng vào tủ lạnh.

15. Tôm

    Mua tôm về, rửa sạch, rút chỉ đen ở lưng tôm

Còn chờ gì nữa mà không áp dụng ngay 15 mẹo bảo quản thực phẩm cực hay vừa tiết kiếm thời gian vừa cho bạn và gia đình bữa ăn ngon miệng nào!


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/15-meo-bao-quan-thuc-pham-don-gian-giup-giu-thuc-pham-lau-va-tuoi-hon/)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY