Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

15 thực phẩm tốt nhất cho người ốm – Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng

(MangYTe) - Bài viết này đã được đánh giá về mặt y tế bởi chuyên gia dinh dưỡng MS. Marjorie Cohn, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn, Hội đồng Đánh giá Y tế Dự phòng QG Mỹ.

Tôi không muốn nói điều này, nhưng khi mùa lạnh và cúm đến nghĩa là đã đến lúc cần dự trữ thức ăn bằng các loại và có nhiều chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi khi chúng ta cảm thấy không được khỏe.

"Mặc dù có thể ăn/uống theo những chế độ khác nhau khi bị bệnh, nhưng chúng ta đều muốn làm sao để cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn, do đó những món ăn đơn giản là lựu chọn tốt nhất" theo Bonnie Taub-Dix, tác giả cuốn sách "Đọc trước khi bạn ăn gì đó – Read It Before You Eat It".

Chúng tôi đã tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm được khuyên dùng để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp tăng tốc độ hồi phục cho người bệnh (Ảnh: NataBene - Getty Images)

Bạn thường muốn nạp thật nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể, nhưng Taub-Dix khuyên rằng chúng ta nên dựa vào lượng carbohydrate (carb) để thức ăn dễ tiêu hóa hơn. May mắn là những thực phẩm dễ ăn và chứa nhiều carb này thường là những thứ chúng ta cảm thấy thèm khi bị bệnh.

Vậy, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng ăn-uống như thế nào khi bản thân họ bị bệnh?

Để có thể phục hồi nhanh nhất, họ chuyển qua ăn 15 loại thực phẩm sau đây:

1. Bột yến mạch

"Bột yến mạch là món tôi ăn dễ dàng mỗi khi cảm thấy không được khỏe" Taub-Dix đã nói.

"Trong trường hợp cảm thấy đau và cảm lạnh nhưng vẫn thèm ăn, tôi sẽ thêm một thìa bơ hạnh nhân, pho mát ricotta, hoặc phô mai để tăng lượng protein, hỗ trợ phục hồi và tăng thêm vị kem cho món ăn."

2. Khoai tây nướng

Theo Taub-Dix: "Khoai tây nướng (cho dù loại trắng hay ngọt) - một món ăn nhiều carbohydrate dễ tiêu hóa, là một lựa chọn tuyệt vời khác cho bữa ăn khi thời tiết xấu.

Hầu hết chúng ta đều không biết rằng khoai tây cung cấp nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng để chữa bệnh, cùng với chất xơ, một chất dinh dưỡng hỗ trợ đường ruột mà giúp ta khó có thể thấy no chỉ với món salad."

Nếu có cảm giác thèm ăn, hãy bổ sung một ít protein vào khoai tây bằng cách phủ lên một chút phô mai hoặc sữa chua Hy Lạp.

3. Trà xanh

Bà Taub-Dix đã nói: "Trà là một thứ cần phải có khi tôi cảm thấy không được khỏe. Không gì có thể mang lại sự thoải mái bằng một tách trà nóng. Không nói về chất lượng, trà bổ sung tất cả các dịch vị ta cần, đặc biệt khi bị sốt hoặc đau dạ dày.Trà nóng cũng tạo nên điều kỳ diệu cho cơn đau nhức và đau họng."

Đặc biệt là trà xanh, có chứa tất cả các loại hợp chất có lợi, chuyên gia dinh dưỡng Ryan D. Andrews - tác giả của cuốn "Hướng dẫn về Ăn uống dựa trên thực vật", giải thích. Một sắc tố được gọi là quercetin có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Đó là một đồ uống tốt mọi mặt khi ta cảm không được khỏe.

4. Mật ong

"Mật ong, cho dù chúng ta cho vào trà, vào bột yến mạch hoặc sữa chua, hay cho ra thìa, là một thực phẩm hữu ích khác khi ta cảm thấy không được khoẻ.Với đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể có nhiều tác dụng tích cực khác nhau trong việc chống lại cảm lạnh hoặc cúm" Bác sĩ Elena Villanueva, người sáng lập Modern Holistic Health giải thích.

"Mật ong cũng có tác dụng như một loại Thu*c giảm ho và giúp chữa cơn đau họng."

Villanueva thường thêm mật ong vào trà hoặc nước chanh nóng và khuyên bạn nên chọn mật ong hoa dại địa phương hoặc mật ong Manuka, những loại được biết đến với đặc tính kháng khuẩn tốt.

Sữa chua mật ong (Ảnh: James And James - Getty Images)

5. Ngũ cốc

Khi cần một món đơn giản, thoải mái và dễ dàng, Taub-Dix đã gợi ý rằng một bát ngũ cốc là rất tốt. "Nếu có vấn đề về dạ dày, tôi sẽ chọn sữa hạnh nhân thay vì sữa thường ngày để giúp dễ tiêu hóa" cô nói.

Nếu muốn cuộn tròn trên ghế sofa cùng một bát ngũ cốc, Taub-Dix khuyên bạn nên tìm kiếm loại có ít nhất 5-gram chất xơ trên mỗi khẩu phần, đồng thời có ít đường nhất có thể.

6. Sinh tố

Để tăng lượng nước trong cơ thể, cũng như bổ sung một số loại trái cây và rau mà không cần phải nhai, Taub-Dix thường làm một ly sinh tố. Sinh tố ưa thích của cô thường là sữa hạnh nhân, cộng với rau chân vịt, chuối, và một muỗng bơ hạnh nhân giàu protein.

Chuyên gia dinh dưỡng Alex Caspero chuyển sang dùng sinh tố khi cô ấy cảm thấy nóng. "Công thức của tôi là một cốc nước ép lựu, 6 ounce sữa chua và 1 cốc dâu tây" cô nói. "Nước ép quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại hơn so với rượu vang đỏ, nước nho hoặc trà xanh" cô giải thích.

Thêm vào đó, sữa chua bổ sung protein và chất béo sẽ tạo thành bữa ăn tốt khi bạn không thèm ăn.

7. Quả hạch và hạt

Khi bị bệnh nhưng có cảm giác thèm ăn, Andrew chuyển sang dùng quả hạch và hạt đủ loại. "Quả hạch và hạt rất giàu vitamin E và kẽm, hai chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng miễn dịch", Andrew đã nói.

Hạt thông, hạt điều, hạt cây gai dầu, hạnh nhân, hạt lanh và hạt bí ngô đều là những lựa chọn vô cùng tốt.

8. Xi-rô quả cây cơm cháy (Eldberry)

Xi-rô Eldberry (Ảnh: Amazon)

Eldberry, một loại quả mà từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ sức khỏe và miễn dịch, có chứa chất chống oxy hóa hoạt tính mạnh được gọi là anthocyanin.

Đó là lý do tại sao Andrew dùng xi-rô Eldberry hàng ngày khi anh cảm thấy bị bệnh. Anh đã nói "Elderberries có đặc tính chống vi-rút và có thể giúp giảm thời gian bị cảm lạnh".

Bạn có thể dùng Xi-rô Eldberry trực tiếp hoặc cho vào sữa chua hay bột yến mạch.

9. Súp gà

Bạn nên tin rằng súp gà là tốt cho cơ thể cũng như là cho tâm hồn! Đó là lý do tại sao mà Bác sĩ Villanueva lại dùng nó.

Cô nói "Súp không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn giúp bạn bổ sung nước. Bạn có thể nấu súp tại nhà để tránh các hóa chất độc hại và các chất phụ gia gây viêm thường thấy trong súp đóng hộp sẵn".

Bác sĩ Villanueva thường cho hành và tỏi vào súp vì cả hai đều mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe. Ví dụ như tỏi có chứa một hợp chất có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn như theo một nghiên cứu cho thấy.

10. Gừng

Bác sĩ Villanueva cho biết "Gừng là một trong những phương Thu*c chữa bệnh cúm tốt nhất hiện nay. Lợi ích của gừng đối với cảm lạnh và cúm có thể được tìm thấy trong các sách vào thời cổ đại".

Hiện nay, chúng ta đã biết rằng gừng có chứa một số hợp chất hoạt tính (như gingerol) có lợi cho sức khỏe tổng quát và thể trạng của chúng ta. "Một công dụng riêng nữa là gừng có thể làm giảm buồn nôn, một điều thường gặp khi bị cúm", Villanueva đã nói.

Trà gừng thảo dược (Ảnh Amazon)

Bác sĩ Villanueva thích đun sôi những lát gừng tươi và nhâm nhi tách trà khi cô ấy cảm thấy đau bụng, ho, hoặc đau họng. Chúng ta cũng có thể dùng trà gừng đóng gói.

11. Bánh mì nho khô với hương quế

Chuyên gia dinh dưỡng Caspero thường dùng những thực phẩm đơn giản và dễ tiêu hóa như chuối, gạo, táo và bánh mì nướng mỗi khi ốm.

Một bữa ăn mà cô ấy muốn là một lát bánh mì hương quế của Dave cùng với một ít bơ thực vật, và một chút quế. Với 11-gram protein trên mỗi khẩu phần ăn, cô cảm thấy tốt khi biết mình có thể thưởng thức một loại thực phẩm lành mạnh, dễ ăn mà vẫn bổ sung dinh dưỡng.

12. Trái cây có múi

Những loại trái cây có múi như chanh và cam rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa tuyệt vời là sự lựa chọn hiển nhiên và xác đáng mà nhiều người trong chúng ta bổ sung khi bị bệnh hoặc thậm chí khi chỉ cảm thấy có điều lạ xảy ra với cơ thể.

Theo như đánh giá của một nghiên cứu, vitamin C không thực sự ngăn ngừa cảm lạnh, nhưng nó giúp làm giảm 8% đến 9% số ngày chúng ta có các triệu chứng cảm lạnh.

Bác sĩ Villanueva thích cho thêm nước ép cam hoặc quýt tươi hoặc thậm chí các loại tinh dầu của trái cây họ cam-quýt vào trong trà nóng khi cô ấy cảm thấy ăn không ngon miệng, đặc biệt là khi trong họng có nhiều đờm.

13. Cây họ đậu

Súp đậu (Ảnh: Karisssa - Getty Images)

Các loại đậu có chứa nhiều khoáng chất kẽm, chất đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch và thậm chí có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm, Bác sĩ Villanueva đã nói.

Cô kết hợp đậu xanh, đậu lăng và đậu phộng vào bữa ăn hàng ngày khi bị ốm. Thêm vào đó, chúng được cấu thành bởi chất xơ giúp tạo cho ta cảm giác no.

14. Bột yến mạch Scotland với mật ong

Chuyên gia Caspero đã nói: "Có lẽ nó gợi cho tôi nhớ về thời thơ ấu hoặc có thể là vì những món này thuận tiện hơn so với các loại khác, nhưng tôi thèm đồ ăn sáng khi tôi ốm. Một trong những bữa ăn cho ngày ốm mà tôi yêu thích là một bát bột yến mạch lớn với gừng tươi xay nhuyễn cùng với một giọt mật ong."

Caspero khuyên dùng loại bột yến mạch Scotland với tên "Bob Mill Red Mill", một loại có dạng kem mịn. Mỗi cốc chứa khoảng 4-gram chất xơ beta-glucan, chất có lợi cho vi khuẩn đường ruột, sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư và giảm lượng cholesterol tỷ trọng thấp (LDL cholesterol).

Nguyên tắc để có một bình rượu Thu*c tốt, cách sử dụng và nhóm người không nên uống

Gừng tươi cũng giúp làm giảm cảm giác buồn nôn.

15. Trà quế

Bác sĩ Villanueva cho biết, quế sẽ hữu ích hơn so với một số loại gia vị đơn giản khác vì nó không những làm cơ thể ấm lên một cách đáng kinh ngạc mà còn sở hữu các đặc tính chống lạnh.

Trên thực tế, quế có đặc tính kháng nấm và giảm đau và có thể hỗ trợ cho "đường hô hấp trên". Cô khuyên rằng chúng ta nên nhấm nháp một tách trà quế hai đến ba lần một ngày khi bị cảm lạnh.

Theo Msn

8 đồ vật "mang mầm bệnh" ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất để tránh nhiễm virus

Hà Thu - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/15-thuc-pham-tot-nhat-cho-nguoi-om-loi-khuyen-cua-cac-chuyen-gia-dinh-duong-8202028314305859.htm)

Tin cùng nội dung

  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY