Kinh tế xã hội hôm nay

25 dự án thủy điện lớn ở Tây Nguyên đã lấy đi 68.000 hecta rừng

MangYTe - ĐBQH Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) nêu lên thực trạng đáng báo động, phát triển ồ ạt các thủy điện vừa và nhỏ cho thấy cơ chế, chính sách phát triển thủy điện chưa có rào cản tích hợp để loại ra những dự án kém hiệu quả và tiềm năng rủi ro cao có thể dẫn tới một số hậu quả của việc phát triển thủy điện, như phá vỡ sinh kế và mất rừng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ GD&ĐT tiếp thu, cầu thị đối với những lỗi trong SGK

Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10 – quốc hội khóa xiv, ngày 4/11, quốc hội tiếp tục thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội. nhiều đại biểu quan tâm đến những mất mát, đau thương do thiên tai tại miền trung trong thời gian qua gây nên.

Đbqh phạm thị thu trang (đoàn quảng ngãi) phát biểu, với diễn biến phức tạp, khắc nghiệt của khí hậu và thiên tai cùng với địa hình điều kiện tự nhiên của đất nước tiếp giáp phần lớn với biển đông và có độ dốc cao từ tây sang đông, nhất là các tỉnh ven biển tây bắc và miền trung, tây nguyên là một trong những quốc gia chịu thiệt hại lớn do biến đổi khí hậu.

25 dự án thủy điện lớn ở Tây Nguyên đã lấy đi 68.000 hecta rừng - Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi, phát biểu tại phiên thảo luận.

Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua, bão lũ liên tiếp đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi. Quảng Ngãi nằm trong tâm bão số 9 phải chịu nhiều tổn thất nặng nề với 13 người bị thương, 325 nhà bị sập hoàn toàn, 140.000 nhà, 625 trường học, cơ sở giáo dục, y tế, nhà văn hóa thôn, xã bị tốc mái, hư hỏng và gần 110.000 hecta lúa, hoa màu, cây ăn quả, rừng phòng hộ bị thiệt hại nặng nề, 61 tàu cá bị chìm, hệ thống giao thông cầu đường thủy lợi, điện lưới và thông tin liên lạc bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại ước tính là 4.480 tỷ đồng.

Đại biểu trang cho rằng, bên cạnh tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thì việc phải giảm thiểu những tác hại do thiên tai, ảnh hưởng bất lợi lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn sinh mạng của người dân là một yêu cầu cấp thiết và lâu dài.

Cùng nhắc đến vấn đề này, ĐBQH Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) nhấn mạnh vấn đề bảo vệ và phát triển rừng. Theo đại biểu Lan, giá trị ngành lâm nghiệp tăng gần gấp 3 lần sau năm 2011 lâm sản được xuất khẩu trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ là kết quả rất đáng ghi nhận.

25 dự án thủy điện lớn ở Tây Nguyên đã lấy đi 68.000 hecta rừng - Ảnh 3.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn quảng ngãi cũng nhắc đến an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập. theo đó, trong điều kiện nguồn lực đất nước còn khó khăn công tác quản lý hệ thống hồ đập, nguồn nước trong thời gian qua đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, thuận lợi.

Đại biểu Lan cho rằng, thiên tai đang diễn biến phức tạp, dị thường, vì vậy đề nghị cần thực hiện tốt công tác vận hành, điều phối, quản lý hệ thống hồ đập, kênh dẫn cung cấp và tiêu thoát nước xả lũ, đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn nước sạch an toàn cho sinh hoạt với chi phí hợp lý cho sản xuất, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng ngập lụt.

Bố trí nguồn lực đầu tư công trung hạn kịp thời nâng cấp 1.200 hồ chứa sửa chữa 200 hồ hư hỏng nghiêm trọng, có giải pháp phù hợp với 4.000 hồ do cấp huyện, xã đang quản lý trong điều kiện nguồn lực rất khó khăn. Xây dựng bản đồ vùng ngập lụt, sạt lở, quản lý hành lang thoát lũ theo phân cấp nhằm ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn vùng hạ du.

Còn đbqh trần thị dung (đoàn điện biên) nêu lên thực trạng, trước một chuỗi sự việc xảy ra với các hồ thủy điện vừa và nhỏ, đặc biệt trong mùa mưa tháng 10/2018, chính phủ đã chỉ đạo bộ công thương và ủy ban nhân dân một số tỉnh loại bỏ 474 dự án thủy điện và 213 điểm có khả năng tác động xấu tới môi trường và xã hội mà không mang lại lợi ích về mặt kiểm soát lũ lụt, thủy lợi và sản xuất điện.

25 dự án thủy điện lớn ở Tây Nguyên đã lấy đi 68.000 hecta rừng - Ảnh 4.

Đại biểu Trần Thị Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên.

Theo đại biểu dung, phần lớn các dự án bị loại bỏ này nằm ở các tỉnh miền núi, trung du, tây nguyên và một số tỉnh ven biển. việc phát triển ồ ạt các thủy điện vừa và nhỏ cho thấy cơ chế, chính sách phát triển thủy điện chưa có rào cản tích hợp để loại ra những dự án kém hiệu quả và tiềm năng rủi ro cao có thể dẫn tới một số hậu quả của việc phát triển thủy điện, như phá vỡ sinh kế và mất rừng.

Đại biểu dung cũng dẫn chứng: "việc xây dựng 25 dự án thủy điện lớn ở tây nguyên đã lấy đi 68.000 hecta rừng của 26.000 hộ dân hoặc hồ chứa, đập thủy điện đã gây ra động đất cường độ nhỏ. tháng 1/2017 đến tháng 8/2018 tại tỉnh quảng nam đã có 69 trận động đất cường độ từ 2,5 đến 3,9 độ richte trong đó 63 trận được ghi nhận tại huyện nam trà my và bắc trà my, nơi có thủy điện sông tranh 2 đang vận hành. chuỗi trận động đất xảy ra gần thủy điện sông tranh 2 đã gây nứt vỡ cho nhiều công trình và tòa nhà xung quanh khu vực gây bất an cho người dân".

Ngoài ra, đại biểu đoàn điện biên dẫn lời giám đốc sở khoa học và công nghệ một tỉnh: "người ta xây dựng thủy điện với lý do điều tiết nước nhưng thật ra không phải như vậy. họ kiếm lời từ cây rừng bị chặt phá là chính rồi sau đó có thể là năng lượng điện và nhiều nguồn tài nguyên khác. nhưng vô hình trung, khi họ phá rừng cũng tước mất lá chắn hữu hiệu của thiên nhiên để điều tiết các dòng chảy của nước".

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

    Rừng bị tàn phá, ĐBQH bức xúc trước việc một số người khoe nhà có nhiều đồ làm từ giáng hương, lim, sến táu…
  • Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Trị: "Thấm thía cái giá phải trả cho sự tàn phá rừng"
  • Sạt lở đất vùi lấp lán trại 4 người đi rừng ở Quảng Bình, tìm thấy thi thể thứ 2

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/25-du-an-thuy-dien-lon-o-tay-nguyen-da-lay-di-68000-hecta-rung-20201104151727477.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY