Tin y tế hôm nay

Tin y tế

29 tuổi đã bị liệt nửa người và đây là lý do nhiều người trẻ rất hay gặp

Không có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn đông máu... nhưng người phụ nữ 29 tuổi đã rất bất ngờ khi bác sĩ kết luận bị đột quỵ.

Được đưa đến bệnh viện trung ương quân đội 108 trong tình trạng ý thức chậm, liệt hoàn toàn nửa người phải, gia đình bệnh nhân nữ 29 tuổi "ngã ngửa" khi bác sỹ kết luận cô gái bị đột quỵ dù bệnh nhân không hề có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp.

Tại trung tâm đột quỵ não, bệnh nhân được chụp phim cắt lớp vi tính não và mạch não. kết quả cho thấy, bệnh nhân bị chảy máu não vùng thái dương, tràn máu vào trong não thất, mạch máu não không phát hiện tổn thương. bác sỹ trung tâm đột quỵ não nhận định đây là trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp và rối loạn chức năng đông máu.

Mặt khác dựa vào hình thái và vị trí chảy máu não có thể xác định bệnh nhân có dị dạng thông động tĩnh mạch não. vì vậy, song song với quá trình điều trị tích cực, bệnh nhân đã được chụp dsa (digital subtraction angiography). điều này đã giúp bác sỹ lên kế hoạch điều trị triệt để nguyên nhân gây chảy máu não, phòng tránh nguy cơ tái phát đột quỵ não. qua 15 ngày điều trị bệnh nhân ra viện trong tình trạng: tỉnh, tự đi lại vận động được.

Thông thường, đột quỵ não được xem là bệnh của người cao tuổi, với độ tuổi trung bình của bệnh là từ 55 tuổi trở lên. tuy nhiên, những năm gần đây đột quỵ não đang ngày càng trẻ hóa với mức tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. nhiều bệnh viện, đơn vị đột quỵ thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp bị đột quỵ khi mới 18, 20 tuổi.

Theo các chuyên gia, không chỉ gây nguy cơ Tu vong cao, đột quỵ còn để lại di chứng nặng nề. hơn 90% số người may mắn sống sót phải đối mặt với di chứng, khả năng tái phát và thời gian đằng đẵng tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. đặc biệt, người trẻ bị đột quỵ khiến gia đình mất đi trụ cột và khó khăn hơn về vấn đề tài chính chăm sóc, cải thiện.

Bác sỹ phạm văn cường, trung tâm đột quỵ não, bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết, đột quỵ chảy máu não ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng trong xã hội hiện đại, nguyên nhân là hệ lụy từ cuộc sống hiện đại với lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút Thu*c lá thường xuyên, chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lười vận động tác động không nhỏ đến nguy cơ xuất hiện đột quỵ…

Ngoài ra, người trẻ hiện cũng chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc: dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. theo một khảo sát đăng trên tạp chí stroke, mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ lên 54%, đặc biệt nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi bị mất ngủ ở độ tuổi từ 18 đến 35.

Tuy nhiên, theo BS Phạm Văn Cường, nguyên nhân thường gặp do vỡ dị dạng mạch máu não, đái tháo đường và tăng huyết áp, rối loạn đông chảy máu hoặc sử dụng chất kích thích (rượu, bia)...

Theo đó, việc trẻ hóa độ tuổi mắc các hội chứng chuyển hóa cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường… góp phần vào việc tăng khả năng bị đột quỵ ở người trẻ.

Đặc biệt một nguyên nhân khác cũng khiến gia tăng người trẻ bị đột quỵ là do tâm lý chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe. theo đó, tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn mà con người sung sức nhất, ít bệnh tật nhất. điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các yếu tố nguy cơ của đột quỵ diễn tiến âm thầm.

Để phòng ngừa từ sớm chính là cách để bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ, theo đó, người trẻ cần biết cân bằng cuộc sống giữa công việc và nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vận động.

Về ăn uống cần hạn chế chất béo, ngọt, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây. Nên vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần).

Các bạn trẻ cũng nên làm việc nhẹ nhàng vừa sức, tránh stress, mất ngủ, hạn chế bia rượu, không hút Thu*c lá. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng cần khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và cải thiện các yếu tố nguy cơ đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch…

Ngoài ra, bs phạm văn cường cũng nhấn mạnh, chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu não là hết sức cần thiết nhằm điều trị triệt để căn nguyên, tránh chảy máu tái phát. hiện nay phương pháp chụp cắt lớp vi tính mạch máu não hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não đã được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện nhằm tìm các dị dạng động tĩnh mạch não- căn nguyên gây chảy máu não thường gặp ở người trẻ tuổi.

Với những trường hợp bệnh nhân đột quỵ chảy máu não trẻ tuổi, không có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn đông chảy máu, bs phạm văn cường lưu ý cần được chụp mạch não để tìm nguyên nhân gây bệnh. bệnh viện tuyến đầu cần chuyển các bệnh nhân này đến các trung tâm có khả năng chụp dsa để tránh bỏ sót bệnh lý.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/29-tuoi-da-bi-liet-nua-nguoi-va-day-la-ly-do-nhieu-nguoi-tre-rat-hay-gap-20201014141701939.chn)

Tin cùng nội dung

  • Một thợ bắt rắn đã chặt đứt ngón tay của mình khi bị rắn cắn. Nhưng khi thấy con rắn đã ăn con chuột trước đó, nghĩ nọc độc đã giảm nên ghép ngón tay kia lại.
  • Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, gây thiếu máu não.
  • Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Số trường hợp tái phát cũng tăng cho dù bệnh nhân được điều trị đúng bài bản và theo chỉ định của bác sĩ. Đâu là yếu tố bất lợi khiến vết loét khó lành.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Em họ tôi đang là sinh viên bị T*i n*n giao thông, bây giờ sống thực vật do bị liệt tủy. Tôi muốn hỏi Mangyte liệu có hi vọng nào chữa trị được cho em tôi? Nó là con trai duy nhất nên chú thím tôi buồn lắm. Mong Mangyte cho lời khuyên, tôi cảm ơn rất nhiều! (Ánh Hoa - Nam Định)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY