Tin y tế hôm nay

Tin y tế

3 bệnh nhân Covid-19 không bệnh lý nền tiên lượng Tu vong

Hai bệnh nhân ở Bắc Giang, một ở Bắc Ninh đều không có bệnh lý nền, chỉ số cơ thể bình thường, song chuyển nặng nhanh, được các chuyên gia hội chẩn chiều 14/6.

Bệnh nhân 64 tuổi, nhập viện vì ho, đau rát họng, phát hiện dương tính hôm 3/6, diễn tiến nặng dù không có tiền sử bệnh tật đặc biệt, phải chuyển Bệnh viện Phổi Bắc Giang hôm 6/6. Bệnh nhân phải thở oxy dòng cao (HFNC), điều trị kháng sinh.

Ngày 12/6, bệnh nhân vẫn thở oxy dòng cao, lọc máu liên tục, tình trạng suy hô hấp không cải thiện. Chiều cùng ngày, các bác sĩ phải đặt ống nội khí quản, thở máy. Độ bão hòa oxy trong máu bệnh nhân giảm đáng báo động (chỉ còn 60%), bệnh nhân được đặt ECMO, duy trì thở máy. Siêu âm phổi cho thấy hình ảnh phổi bệnh nhân đông đặc hai bên.

"bệnh nhân tiên lượng Tu vong rất cao", đại diện trung tâm hồi sức tích cực (icu) điều trị bệnh nhân covid-19 ở bắc giang cho biết trong buổi hội chẩn hôm nay.

Giáo sư nguyễn gia bình, tổ trưởng tổ hội chẩn bệnh nhân covid-19 nặng, nhận định đây là bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh. ông lưu ý, biến thể của chủng virus mới gây tăng nặng nhanh hơn, nhiều hơn biến chủng trước đó. do đó, các thầy Thu*c trực chiến phải theo dõi rất chặt chẽ và có sự thay đổi trong chiến lược điều trị từng bệnh nhân.

Trường hợp bệnh nhân nặng thứ hai là nữ 64 tuổi đang điều trị ở trung tâm icu đặt tại bệnh viện tâm thần bắc giang. đây cũng là trường hợp không phát hiện vấn đề tiền sử bệnh tật, diễn biến nặng nhanh.

Bệnh nhân vào viện vì ho, đau rát họng, xác định dương tính hôm 17/5. Bệnh nhân chuyển nặng, phải thở HFNC từ ngày 6/6, đến 12/6 đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân suy hô hấp, viêm phổi trên nền nhiễm nCoV có biến chứng, rối loạn đông máu. Hình ảnh siêu âm phổi của bệnh nhân cũng cho thấy tình trạng đông đặc hai bên.

Tại bắc giang hơn 4.000 bệnh nhân covid-19 đang điều trị tại 16 cơ sở y tế, trong đó có những trung tâm y tế tuyến huyện.

Các chuyên gia tham gia hội chẩn chiều 14/6 tại Bộ Y tế. Ảnh: Lê Hảo.

Trường hợp thứ 3 được báo cáo từ Khoa Hồi sức tích cực A2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là "bệnh nhân 3799", 69 tuổi. Bệnh nhân được chuyển từ tuyến huyện lên hôm 19/5 vì ho, sốt. Tiền sử bệnh tật không có bệnh lý mạn tính, thể trạng bình thường.

Sau vào viện, bệnh nhân diễn tiến từ khó thở nhẹ lên khó thở nhiều hơn, phải thở HFNC. 10 ngày sau vào viện, bác sĩ xác định bệnh nhân có tổn thương dạng nhồi máu nhu mô thận phải, quai ruột nhiều hơi, chưa xác định được nguyên nhân.

Tối 12/6, bệnh nhân phải thở máy, an thần, thể trạng suy kiệt. Một ngày sau, bệnh nhân phải đặt ECMO sau khi xin ý kiến hội chẩn chuyên gia. Bệnh nhân đang điều trị ở ngày thứ 32, trong đó 26 ngày điều trị ICU. Bệnh nhân đã 3 lần nhận kết quả âm tính nCoV, lần gần nhất là hôm 11/6.

Sau một tháng điều trị, phổi của bệnh nhân đã tổn thương rất nhiều. Đây chính là giai đoạn khó khăn với nam bệnh nhân đã bị suy kiệt. Các chuyên gia hy vọng bệnh nhân này diễn biến sẽ tốt lên.

Các chuyên gia tham gia hội chẩn chiều 14/6 đánh giá Bắc Ninh có trên 1.200 bệnh nhân Covid-19, các thầy Thu*c dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ từ Trung ương đã tổ chức điều trị tốt. Hơn 500 bệnh nhân đang điều trị 4 cơ sở y tế. Các bệnh nhân cần tiếp tục được theo dõi sát sao.

Theo Tiểu ban Điều trị, chiều 14/6 gần 6.000 bệnh nhân đang điều trị tại 106 cơ sở y tế cả nước. Trong số này có 3.283 có biểu hiện lâm sàng nhẹ, 107 ca tiên lượng nặng, 138 ca nặng phải thở oxy, 39 ca nặng phải thở máy không xâm nhập, 26 ca nguy kịch phải thở máy xâm nhập và 12 ca nguy kịch phải đặt ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể), 5 bệnh nhân tiên lượng Tu vong.

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/3-benh-nhan-covid-19-khong-benh-ly-nen-tien-luong-tu-vong-4294115.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân Covid-19 người Việt 64 tuổi có chuyển biến, bệnh nhân người Anh 69 tuổi tăng suy hô hấp so với hôm qua, cả hai đều trong diện chăm sóc đặc biệt.
  • Tính đến đầu giờ chiều ngày 17/3, hầu hết các bệnh nhân mắc dịch COVID-19 có tình trạng sức khoẻ ổn định, một số bệnh nhân đã âm tính 1 lần, hai bệnh nhân nặng nhất vẫn được điều trị tích cực.
  • Sáng 17/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh và GS.TS Nguyễn Gia Bình- chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực và các chuyên gia của Đội cơ động phản ứng nhanh (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 đã hội chẩn cho hai bệnh nặng thở máy.
  • Bệnh nhân Covid-19 người Việt 64 tuổi chuyển biến tốt hơn, bệnh nhân người Anh 69 tuổi tăng suy hô hấp so với hôm qua nhưng trong tầm kiểm soát.
  • (MangYTe) - Tính đến sáng ngày 16/3, Việt Nam đã ghi nhận 57 ca mắc COVID-19, trong đó 16 ca đã chữa khỏi, ra viện, 41 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, hầu hết được kiểm soát tốt diễn tiến lâm sàng, 2 trường hợp đang có diễn tiến nặng hơn.
  • MangYTe - Trưa 6/3, trực thăng EC225 (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đưa hai bệnh nhân bệnh nặng từ đảo Song Tử Tây và đảo An Bang (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) về đất liền. Ngay sau đó, các bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Quân y 175 để điều trị.
  • Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết Thuốc Actemra giờ đây có thể được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 có biểu hiện suy phổi nghiêm trọng và IL-6 ở mức cao.
  • Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam: Các nghiên cứu trong nước cho thấy, tỉ lệ người bệnh nặng bị suy dinh dưỡng đang ở mức rất cao 50-65% khiến khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém. Suy dinh dưỡng góp phần kéo dài thời gian điều trị, tăng giá thành viện phí và tăng tỉ lệ Tu vong.
  • Bệnh nhân phải được lựa chọn mở khí quản phẫu thuật với sự giải thích của khoa phòng (kể cả nội khoa hay ngoại khoa). Đây là sự tôn trọng cơ bản với bệnh nhân.
  • Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY