Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 ca Tu vong liên quan đến Covid-19 là bệnh nhân nam, cao tuổi ở TP.HCM và Bắc Ninh

Chiều 2/7, Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 03 ca Tu vong liên quan đến Covid-19 số 82, 83 và 84 đều là bệnh nhân nam, cao tuổi ở TP Hồ Chí Minh và Bắc Ninh

CA Tu vong 82: BN3799, 69 tuổi, địa chỉ: Yên Phong, Bắc Ninh. 

Bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ COVID lưu hành. Ngày 13/5, bệnh nhân được  xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính,  được nhập Bệnh viện Dã chiến số 1, Bắc Ninh để điều trị. Chẩn đoán vào viện: Viêm phổi – COVID- 19/ suy kiệt. Được điều trị kháng sinh, Dexamethazole, lovenox liều dự phòng.

Ngày 19/5, bệnh nhân khó thở nhiều, đau tức ngực, ho khan, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phổ rộng, thở máy HFNC, chống đông liều điều trị, dinh dưỡng tĩnh mạch kết hợp qua sonde dạ dày. Bệnh nhân cũng đã được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn 4 lần, được các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tăng cường hỗ trợ điều trị tại chỗ hằng ngày.

Ngày 10/6, tình trạng suy hô hấp tiến triển, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập chiến lược bảo vệ phổi, lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris, duy trì kháng sinh, corticoid, chống đông liều điều trị. Tình trạng suy hô hấp không cải thiện, bệnh nhân được tiến hành chạy tim phổi nhân tạo (ECMO). 

Trong quá trình điều trị bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính 6 lần, lần gần nhất vào ngày 28/6. Trên siêu âm phổi và X-quang ngực hình ảnh tổn thương đông đặc và xơ hóa trên 1/2 trường phổi 2 bên.

Đến ngày 29/6, bệnh nhân diễn biến nặng dần, xuất hiện tình suy tim phải, suy gan, suy thận, sốc nhiễm khuẩn. 

Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn và được cấp cứu ngừng tuần hoàn sau 60 phút không có kết quả. Bệnh nhân Tu vong ngày 30/6.

Chẩn đoán Tu vong: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân suy kiệt, viêm phổi nặng biến chứng ARDS liên quan đến COVID-19.

CA Tu vong 83:  BN15970, 67 tuổi, địa chỉ: Thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mạn.

Ngày 27/6 bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 Cần Giờ đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, thở khí phòng. Bệnh nhân được điều trị tích cực kháng sinh tĩnh mạch, kháng đông, kháng tiết, Thu*c điều trị tiểu đường, tăng huyết áp, theo dõi sát.

Đến ngày 28/6, bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy giảm tri giác, lơ mơ, tím toàn thân, diễn tiến đột ngột ngưng tim, ngưng thở. Sau hơn 30 phút tiến hành hồi sức tim phổi không kết quả, bệnh nhân Tu vong 29/06.

Chẩn đoán Tu vong: nhồi máu cơ tim cấp, viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ trung bình trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mạn, phì đại tuyến tiền liệt.

CA Tu vong 84:  BN11618, 64 tuổi, địa chỉ: Quận 12, TP Hồ Chí Minh. Tiền sử: Tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ngày 15/6, bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 và có kết quả dương tính, được chuyển đến đến Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 Củ Chi. Chẩn đoán vào viện: Viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) mức độ trung bình trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ngày 18/06, bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, được chuyển Khoa Điều trị tích cực (ICU). Tại đây bệnh nhân được điều trị tích cực bằng thở máy qua nội khí quản, giảm đau, an thần, giãn cơ, lọc máu, kháng sinh phối hợp, kháng viêm, kháng đông, dinh dưỡng, nhưng do tuổi cao bệnh lý nền nặng, bệnh nhân Tu vong ngày 30/6.

Chẩn đoán Tu vong: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

 Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 này có 49 trường hợp Tu vong, trong đó đa phần là các ca bệnh có tuổi cao, có bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan...

Đó là các bệnh nhân BN12938 (nam 61 tuổi); BN10474 (nữ, 64 tuổi); BN9014 (nữ, 85 tuổi); BN13827 (nam, 77 tuổi); BN13347 (nam, 54 tuổi); BN14656 ( nữ, 53 tuổi); BN9779 (nam, 80 tuổi) BN9830 ( nam, 44 tuổi); BN11456 (68, 68 tuổi);BN13082 (88 tuổi, nam); BN11081 (82 tuổi, nam); BN11793 (61 tuổi, nữ); BN6891 (86 tuổi, nữ); BN12.007 (67 tuổi, nữ); BN11592 (75 tuổi, nam); BN4391 (53 tuổi, nam); BN6043 (80 tuổi, nam); BN12151 (90 tuổi, nữ); BN3866 (67 tuổi, nam); BN8217 (71 tuổi, nữ); BN8231 (87 tuổi nữ); BN4231 (60 tuổi, nữ); BN5355 (76 tuổi, nam); BN4118 (64 tuổi, nữ); BN4115 (65 tuổi, nữ); BN BN3595 (59 tuổi, nữ); BN 4632 (88 tuổi, nữ) BN 3422 (51 tuổi, nam) BN 3018 (53 tuổi, nữ); BN4369 (35 tuổi, nữ); BN 3153 (63 tuổi, nam); BN3839 (89 tuổi, nữ); BN3955 (34 tuổi, nam); BN3197 (64 tuổi, nữ); BN3554 (81 tuổi, nam); BN3028 (70 tuổi, nữ); BN3653 (89 tuổi, nữ), BN3022 (72 tuổi, nữ); BN3015 (50 tuổi, nam); BN4807 (38 tuổi, nam); BN3760 (67 tuổi, nam); BN3881 (81 tuổi, nam); BN3026 (22 tuổi, nữ); BN3354 (76 tuổi, nam); BN5463 (37 tuổi, nữ) và BN3780 (67 tuổi, nam).

Tổng số trường hợp Tu vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay là 84 trường hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/3-ca-tu-vong-lien-quan-den-covid-19-la-benh-nhan-nam-cao-tuoi-o-tp-ho-chi-minh-va-bac-ninh-289049.html)

Chủ đề liên quan:

cao tuổi

Tin cùng nội dung

  • Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhối máu cơ tim, thiểu năng mạch vành, đột quỵ… bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (NCT).
  • Người cao tuổi (NCT) thường ốm đau do nhiều bệnh, cần uống nhiều Thu*c. Thế giới đã đúc kết kinh nghiệm chăm sóc bồi dưỡng và sử dụng Thu*c cho các cụ.
  • Mới đây, các báo đưa tin một cụ già 75 tuổi đã Tu tu vì cô đơn. Nguyên do là sau bao năm vợ mất ở vậy nuôi con, nay con đã lớn ông tìm được người phụ nữ giúp an ủi lúc tuổi già tính tiến đến hôn nhân nhưng bị con ngăn cản.
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở thành các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ già hóa bệnh lý đã hình thành phát triển ngay từ giai đoạn tuổi chuyển tiếp và là những “buến chứng” của các chứng bệnh nội khoa.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Sự gia tăng số người cao tuổi (NCT), đồng nghĩa với sự gia tăng chấn thương ở người cao tuổi (CTNCT). Cấp cứu CTNCT cần tiến hành đồng loạt các thương tổn trên nền tảng nhiều bệnh tật của họ, cũng như cần áp dụng các điều trị đặc hiệu cho NCT.
  • Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
  • Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vào thời điểm lễ Tết như Tết Nguyên Đán vừa qua khi chế độ ăn uống thất thường.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY