Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 lưu ý quan trọng F0 phải nhớ khi tự điều trị tại nhà: Tập thở lúc nào cũng được trừ 1 thời điểm

Khi tự điều trị tại nhà, F0 ngoài việc chú ý vận động, bổ sung dinh dưỡng thì còn cần theo dõi sức khỏe của mình, đo SpO2.

Tai chương trình Tọa đàm trực tuyến “Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm”, bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh – Phòng khám Gia đình TP Hồ Chí Minh đã nhận định việc nằm sấp có hiệu quả và cho biết việc đo SpO2 là điều bắt buộc mà mỗi F0 cần thực hiện khi tự theo dõi ở nhà.

Phương pháp nằm sấp

Theo bác sĩ Thịnh, nằm sấp có tác dụng nhưng chỉ tác dụng khi đi vào giai đoạn giảm oxy hóa máu, giúp cải thiện oxy hóa máu của bệnh nhân. Còn khi F0 ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, mất vị giác,… thì nằm sấp hay không cũng không có sự khác biệt nhiều.

"Khi Spo2 bị giảm xuống 93% thì lúc này nằm sấp có hiệu quả giúp cải thiện oxy tạm trong một thời gian", bác sĩ Thịnh cho biết.

Ảnh minh họa.

Việc tập thở

Bác sĩ Thịnh cho biết các bài tập thở luôn tốt cho sức khỏe cả khi bạn không mắc COVID-19. Tập thở là việc mà mỗi người nên làm hàng ngày. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng đối với bệnh nhân F0 trong việc tập thở là “bệnh nhân tập thở lúc nào cũng được, trừ lúc đo SpO2”. Lý do là vì tập thở trong lúc đo SpO2 sẽ khiến giá trị SpO2 bị đánh giá thiếu chính xác.

Bác sĩ Thịnh lấy ví dụ: "Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 - 100%, tuy nhiên, tập thở khi đo SpO2 có thể khiến cho chỉ số bị dao động. Nếu chỉ số này của bệnh nhân đang ở mức 93%( tức là giai đoạn bệnh nhân F0 sắp sửa cần sự can thiệp từ y tế) thì việc tập thở lúc này sẽ khiến cho chỉ số tăng lên 97- 98%( chỉ số của người bình thường) khiến họ nghĩ sức khỏe vẫn ổn định nhưng thực ra phổi đã bị viêm rồi."

Chính vì vậy khi đo SpO2 bệnh nhân không nên chú tâm vào việc thở. Hãy để cơ thể ở trạng thái tự nhiên nhất có thể sẽ giúp kết quả đo được chính xác hơn. Từ đó, đánh giá được đúng tình trạng bệnh.

Việc xông hơi

Bác sĩ Thịnh cho biết khi xông hơi, các tinh dầu và nhiệt độ sẽ làm giãn mạch vùng mũi, miệng, họng. Nhờ vậy mà sau khi xông hơi chúng ta sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Thế nhưng, việc xông hơi không giúp “giết ch*t” virus như nhiều người lầm tưởng. Các bác sĩ chỉ khuyến khích mọi người xông hơi 1 lần 1 ngày nếu điều này khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu – Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) việc xông mũi, họng với gừng, sả,… có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và là một phương pháp thư giãn nhưng nếu lạm dụng quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường thở, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài.

Theo Thể thao & Văn hóa

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/3-luu-y-quan-trong-f0-phai-nho-khi-tu-dieu-tri-tai-nha-tap-tho-luc-nao-cung-duoc-tru-1-thoi-diem.html

Theo Thể thao & Văn hóa

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-luu-y-quan-trong-f0-phai-nho-khi-tu-dieu-tri-tai-nha-tap-tho-luc-nao-cung-duoc-tru-1-thoi-diem/20220308110600789)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY