Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 sai lầm khi đun sôi nước gây hại sức khỏe, người Việt rất hay mắc

Việc đun sôi nước tưởng chừng đơn giản nhưng có 3 điều mà bạn nên tránh để không gây hại sức khỏe.

Nước là một phần không thể thiếu của cuộc sống. mỗi người lớn cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. so với các loại đồ uống khác, nước đun sôi được coi là lành mạnh, giúp tăng lượng hồng cầu của tế bào, thúc đẩy trao đổi chất, nhanh chóng phục hồi cơ thể. nước đun sôi không chứa đường và hương liệu nên không gây hại cho sức khỏe như những loại nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực...

Tại sao chúng ta phải uống nước đun sôi?

Nguyên nhân là do nước sạch dùng cho sinh hoạt dù đã được lọc kỹ nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc bị nhiễm các sinh vật, ký sinh trùng. quá trình đun sôi nước sẽ giúp loại bỏ các sinh vật không cần thiết này.

Việc đun sôi nước tưởng chừng đơn giản nhưng có 3 sai lầm mà nhiều người mắc phải khiến chất lượng nước bị suy giảm, gây hại cho người sử dụng.

Ảnh minh họa

Nước chưa "chín kỹ" đã tắt bếp

Nước phải sôi đến 100 độ mới phát huy được tác dụng diệt khuẩn. Nhiều người vừa thấy nước có tiếng sôi "ục ục", hơi nước bốc lên đã vội vàng tắt bếp ngay. Như vậy, nước sẽ chưa "chín kỹ". Lúc này, nước mới chỉ đạt đến nhiệt độ khoảng 80 độ C. Bạn cần đun sôi thêm khoảng 3 phút nữa mới đạt đến mức 100 độ C, đủ để tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong nước (nếu có).

Giáo sư Jiang Weibo tại Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, khi đun sôi nước, bạn nên thực hiện theo 3 bước:

- Bước 1: Cho nước vào ấm, đậy nắp và đun lửa lớn.

- Bước 2: Khi nước sôi, bạn nên mở nắp ra.

- Bước 2: Khi niếng có tiếng kêu "ục ục", hơi nước bốc lên thì đun sôi thêm 3 phút rồi mới tắt bếp.

Việc mở nắp ấm nước giúp các chất có hại trong nước bốc hơi tốt hơn.

Đun sôi nước quá nhiều lần

Nước đã đun sôi nếu không được bảo quản tốt vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.Khi để nước ở nhiệt độ môi trường nhiều ngàyrồi đem đun đi đun lạithì các thành phần tự nhiên trong nước sẽ biến đổi, làm mất đi oxy và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Đun một lần dùng cho nhiều ngày

Trong quá trình đun sôi, các vi sinh vật, ký sinh trùng bị tiêu diệt và phân rã thành các chất hữu cơ trong nước. Đây chính là nguồn thức ăn cho những loại vi sinh vật ở bên ngoài xâm nhập vào.

Vì vậy, khi nước được để nguội lâu ngày, nguy cơ tái nhiễm vi sinh vật là rất lớn, lượng vi sinh vật nhân lên gấp bội, không hề có lợi cho sức khỏe.

Pgs.ts nguyễn duy thịnh, nguyên giảng viên viện công nghệ sinh học và thực phẩm (đại học bách khoa hà nội) cho biết bạn chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội trong ngày, không nên để qua đêm. dù bận đến đâu, bạn cũng không nên đun nước một lần dùng cho vài ba ngày hoặc thậm chí cả tuần.

Ngoài ra, nên tránh đổ nước mới vào bình khi bên trong vẫn còn nước cũ. Việc này sẽ làm số lương vi khuẩn trong nước tăng lên, không tốt khi sử dụng.

Dụng cụ đựng nước sôi để nguội nên là bình thủy tinh có nắp đậy. Trong quá trình sử dụng, bạn nên vệ sinh bình thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập, làm nhiễm khuẩn nguồn nước uống.

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/3-sai-lam-khi-dun-soi-nuoc-gay-hai-than-nguoi-viet-rat-hay-mac.html

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-sai-lam-khi-dun-soi-nuoc-gay-hai-suc-khoe-nguoi-viet-rat-hay-mac/20220626041416199)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hy thiêm thảo có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương.
  • Sau mưa lũ, điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm là yếu tố thuận lợi phát sinh các bệnh ngoài da, trong đó có ghẻ ngứa.
  • Theo Đông y, cỏ mực có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
  • Cẩu tích còn có tên khác là kim mao cẩu tích, lông cu ly, cây lông khỉ, cù liền, cù lần. Cẩu tích là loài quyết thực vật mọc hoang ở khắp nơi. Thu hái quanh năm, tốt nhất là cuối thu sang đông; cắt bỏ cuống lá và rễ con, cạo lông phủ xung quanh, thái mỏng, phơi khô.
  • Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này người ta thường dùng nhiều biện pháp khác nhau...
  • Trong điều trị bệnh thì dùng Thuốc bằng phương pháp uống Thuốc qua đường tiêu hóa là phổ biến. Vậy có những cách uống nào và cách dùng đúng ra sao để Thuốc đạt hiệu quả cao nhất…
  • Khi Thuốc đến tay người sử dụng, nó đã được sản xuất ở một dạng thích hợp. Có nhiều dạng Thuốc: viên uống, xirô, Thuốc tiêm, Thuốc mỡ...
  • Một vấn đề trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ là có nhiều người mong con mau khỏi bệnh đã vội vã cho trẻ dùng Thuốc cầm tiêu chảy khi mới mắc bệnh.
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận...
  • Nên ăn hết trứng luộc, hải sản đã chế biến trong ngày, nếu để qua đêm thì bỏ đi đừng tiếc vì ăn vào sẽ hại gan, hại thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY