Sự chuẩn bị và dấu hiệu mang thai hôm nay

Sự chuẩn bị và dấu hiệu mang thai

36 năm sau khi sinh con đầu lòng, bà mẹ 62 tuổi đẻ thường đứa con thứ 2

36 năm sau khi sinh con gái đầu lòng, bà Ngô quyết định thực hiện thụ tinh nhân tạo để tăng thêm số thành viên cho gia đình.

Theo thông tin từ tờ liberty times, một phụ nữ 62 tuổi người đài loan đã sinh con vào cuối tháng trước, lập kỷ lục người mẹ lớn tuổi nhất sinh con trong lịch sử nước này.

Bà mẹ họ ngô này đã sinh con bằng phương pháp sinh thường tại bệnh viện chang gung memorial vào ngày 25/2. cậu bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, nặng 2,93kg.

Theo bà ngô chia sẻ, đứa con đầu lòng của bà chào đời cách đây 36 năm. sau khi nghỉ hưu, bà quyết định thực hiện mong ước sinh thêm một em bé. vì khả năng thụ thai tự nhiên thành công là quá thấp nên vợ chồng bà đã cậy nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo.

36 nam sau khi sinh con dau long, ba me 62 tuoi de thuong dua con thu 2 - 1

Bà mẹ 62 tuổi mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo.

Bà cũng tâm sự tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ quyết định này. chồng bà luôn sát cánh bên vợ trong suốt quá trình thụ thai, mang thai và đến cả khi vào phòng sinh. tuy nhiên, ngày bà sinh con, cô con gái là tiếp viên hàng không đã ra nước ngoài nên không thể có mặt.

Khi nhận được tin em trai đã chào đời suôn sẻ, cô chị gái cực kỳ vui mừng, hạnh phúc và cũng rất ngạc nhiên khi hai chị em có cùng ngày sinh nhật.

Người phụ nữ lớn tuổi nhất sinh con trên thế giới được cho là bà daljinder kaurto (ấn độ). sau 46 năm cố gắng có con tự nhiên nhưng không thành công, bà đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và sinh con ở tuổi 72.

36 nam sau khi sinh con dau long, ba me 62 tuoi de thuong dua con thu 2 - 2

Bé trai chào đời đúng vào ngày sinh nhật của chị gái đã 36 tuổi.

Tuy con cái luôn là niềm hạnh phúc của bố mẹ nhưng các bác sĩ không khuyến khích phụ nữ lớn tuổi cố gắng mang thai, sinh con. Nguy cơ gặp biến chứng trong thai kỳ gia tăng tỉ lệ thuận với độ tuổi của người mẹ.

Theo thống kê của bệnh viện chang gung memorial, qua 28 năm, độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con lần đầu đã tăng từ 28 lên 32,6. tỉ lệ phụ nữ trên 35 tuổi sinh con cũng tăng từ 11% lên 40%.

Bác sĩ tiêu thắng văn, trưởng khoa sản phụ khoa của bệnh viện cho biết phụ nữ mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh, bé rất dễ gặp các biến chứng về nhiễm sắc thể, nguy cơ dị tật cao đồng thời mẹ dễ gặp biến chứng trong khi sinh.

chuyên mục bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn. Câu hỏi của độc giả sẽ được các chuyên gia, bác sĩ uy tín trả lời vào thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Bà Bầu.

Theo Minh An (Dịch từ Taiwannews) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/36-nam-sau-khi-sinh-con-dau-long-ba-me-62-tuoi-de-thuong-dua-con-thu-2-c85a344296.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY