Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 đại kỵ khi dùng lá tía tô để làm đẹp và chữa bệnh, bạn nhất định phải biết

MangYTe - Theo Y học cổ truyền, lá tía tô là một vị Thu*c chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.

Tía tô với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên được vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm Thu*c.

Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại Thu*c, mà đã là Thu*c thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy Thu*c. vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.

Chuyên gia cảnh báo không dùng lá tía tô trong những trường hợp sau:

Không dùng khi bị tiêu chảy

Lá tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa nên sẽ nếu cơ thể đang bị tiêu chảy thì không nên dùng vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Không dùng khi bị dị ứng

Không chỉ việc ăn tía tô mà nhất là việc sử dụng tinh dầu tía tô cũng có thể gây dị ứng với một số người. Vì thế, bạn nên thoa một lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi dùng tinh dầu hoặc uống nước lá tía tô.

Không dùng khi ra nắng

Khi sử dụng lá tía tô để làm đẹp hoặc sử dụng tinh dầu tía tô trên da sau ít nhất 1 tiếng thì bạn mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. tuyệt đối không để ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm da bạn sạm đi nhanh chóng.

Không quá lạm dụng

Ảnh minh họa

Việc lạm dụng tía tô dưới bất kì hình thức nào cũng đều gây ra tác dụng phụ như: làm tăng việc đổ mồ hôi, tăng huyết áp,… và nhất là những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

lưu ý: nếu dùng lá tía tô có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… thì cần dừng ngay.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/4-dai-ky-khi-dung-la-tia-to-de-lam-dep-va-chua-benh-ban-nhat-dinh-phai-biet-20210615144818434.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Với lượng tinh dầu perila aldehyde và limonene cao, chứa nhiều vitamin C, hoạt chất oxy hóa cao… lá tía tô có tác dụng tốt trong việc tắm trắng da, giúp da căng mịn.
  • Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây Thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm mạnh.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Đau đầu là một chứng trạng rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng và nhiều khi đó là dấu hiệu duy nhất khiến người bệnh phải tìm gặp thầy Thu*c. Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống.
  • Rau ngò gai có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm..., được dùng tươi hay khô.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY