Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 loại trái cây nên cho trẻ ăn thường xuyên

Chuối, bơ, việt quất... là loại trái cây mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên vì rất tốt cho sức khỏe.

Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày?

Viện nhi khoa mỹ aap khuyến nghị lượng trái cây cho trẻ 1-10 tuổi tiêu thụ như sau:

- 1-3 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 60ml nước ép trái cây nguyên chất.

- 4-6 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 80ml nước ép trái cây nguyên chất.

- 7-10 tuổi: 90g trái cây đóng hộp; 1 miếng trái cây tươi; 120ml nước ép trái cây nguyên chất.

Ảnh minh họa.

Aap cũng gợi ý cha mẹ có thể biến trái cây thành một bữa ăn trong chế độ ăn thường ngày của trẻ, cụ thể là dùng làm món ăn vặt. đảm bảo đã rửa sạch trái cây, thái tới kích cỡ phù hợp với bé và đặt ở vị trí trẻ dễ thấy. nếu bé được tiếp cận nhiều hơn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây thay vì đồ ăn vặt ngọt/khoai tây chiên nhiều muối, bé có nhiều khả năng sẽ thích ăn trái cây tươi mỗi ngày.

Một gợi ý khác của aap là cho trẻ ăn ít nhất 1 loại trái cây giàu vitamin c mỗi ngày, chẳng hạn như quả mâm xôi, cam và dưa hấu.

Cuối cùng, đừng quên làm gương cho con. Hãy cho trẻ thấy bạn ăn uống lành mạnh và thưởng thức từng bữa ăn như thế nào.

Loại trái cây bạn nên thường xuyên ăn

Chuối

Chuối là trái cây có vị ngọt thanh, 1 quả có khoảng 400mg kali rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ. chuối còn chứa rất nhiều calo, giúp trẻ tăng cân nhanh.

Các mẹ chỉ cần ¼ trái chuối chín, bỏ vỏ, cắt nhỏ rồi rây mịn là bé đã có món ăn dặm thơm ngon. để thay đổi các mẹ có thể trộn chuối cùng khoai lang, khoai tây hoặc các loại trái cây, củ quả khác đều có thể làm thành bữa ăn dặm lý tưởng đầy dinh dưỡng cho bé.

Bơ là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách ăn dặm cho bé. bơ được xem như vua trái cây ăn dặm. bơ mềm, có vị béo, ngọt bùi, dẻo, tính mát, mang nhiều dưỡng chất và khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như sắt, kali, chất xơ, các loại vitamin. bơ cung cấp omega 3 và vitamin e là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho bé.

Bơ rất dễ chế biến, mẹ có thể tán nhuyễn trộn với sữa mẹ là có hỗn hợp mềm dẻo thơm ngọt cho bé tập ăn. với bé từ 6 tháng tuổi có thể kết hợp bơ với chuối hoặc bơ với bí đỏ, táo hay lê; với bé từ 8-12 tháng tuổi có thể biến tấu khác, hốn hợp nhiều thành phần hơn: bơ + xoài + sữa chua, bơ + đu đủ + kiwi, bơ + cà rốt + khoai tây... để khơi gợi ham muốn thèm ăn của bé.

Việt quất

Trái việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. việt quất có màu đỏ tím rất đẹp dễ hấp dẫn các bé. các mẹ có thể trộn việt quất với chuối, táo, lê hoặc ngũ cốc sau đó xay nhuyễn cho các bé ăn dặm vào buổi sáng là tốt nhất.

Táo

Táo có vị ngọt thơm tự nhiên nên nhiều trẻ rất thích. táo chứa hàm lượng lớn vitamin c, carbohydrat, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé. theo 1 số nguồn thông tin thì táo cũng rất tốt để ngăn ngừa và chống lại bệnh hen suyễn cho bé hiệu quả.

Vì táo cứng nên có nhiều mẹ không lựa chọn táo cho con ăn dặm. Tuy nhiên, với các bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhuyễn rồi nấu chín, có thể trộn cùng với chuối, dâu tây hoặc cherry vừa thơm vừa dễ ăn vừa tốt cho bé. Nếu muốn thay đổi, mẹ có thể xay nhuyễn rồi ép nhành nước táo cho bé thưởng thức. Hoặc có thể bổ múi cau, bỏ vỏ rồi hấp cách thủy cho táo mềm rồi để cho bé cầm ăn.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/4-loai-trai-cay-tre-nen-an-thuong-xuyen-38626.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-loai-trai-cay-nen-cho-tre-an-thuong-xuyen/20210120114252043)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY