Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 mẹo trị dứt điểm cảm lạnh bằng gia vị trong bếp

Cảm lạnh là chứng bệnh phổ biến trong mùa đông, nếu như bạn không muốn dùng Thu*c để chữa thì có thể trị cảm lạnh tại nhà với các gia vị có sẵn trong nhà bếp.

Chữa cảm lạnh bằng tỏi

tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, trong đó có allicin, được xem là chất kháng sinh mạnh nhất có khả năng giảm ho, long đờm, thông mũi. do đó, dùng tỏi để chữa cảm lạnh sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. ngoài ra, tỏi cũng có chứa các hoạt chất và các nguyên tố vi lượng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư,…

ăn tỏi sống hàng ngày là cách nhanh nhất để bạn chữa cảm lạnh (ảnh minh họa)

các thực hiện rất đơn giản, bạn có thể giã nát 3 - 5 tép tỏi, đun sôi cùng nước lọc, để nguội rồi nhỏ vài giọt vào lỗ mũi, rất công hiệu trong việc chữa chứng nghẹt mũi. ngoài ra, để tỏi phát huy công dụng, bạn nên ưu tiên ăn tỏi sống, mỗi bữa tầm

chữa cảm lạnh bằng gừng, chanh và mật ong

theo đông y, gừng tươi có tính ấm, vị cay, giúp làm ấm cơ thể. bên cạnh đó, mật ong có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể và gây bệnh. đặc biệt, chanh tươi có chứa thành phần vitamin c cao. nguyên liệu này được xem là vị Thu*c giải cảm, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. do đó gừng, chanh và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, giúp loại bỏ các triệu chứng nóng, sốt, ớn lạnh do bệnh cảm lạnh gây ra.

mật ong, chanh và gừng giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng của cảm lạnh gây ra (ảnh minh họa)

cách làm như sau: bạn đem 1 nhánh gừng gọt vỏ, rửa sạch và giã ra, sau đó đun sôi với nước khoảng 20 phút. tiếp theo lấy nước gừng đã đun sôi cho cùng mật ong và chanh để uống. người bệnh nên uống vào buổi sáng để bệnh cảm lạnh nhanh chóng khỏi.

sử dụng hành để chữa cảm lạnh

cũng tương tự như tỏi, hành có tính kháng khuẩn rất cao nên rất thích hợp để sử dụng làm vị Thu*c chữa cảm lạnh. vị hăng của hành có tác dụng lưu thông máu và tiết mồ hôi. do vậy, trong những ngày thời tiết trở lạnh, hành đặc biệt có tác dụng trong phòng tránh nhiễm trùng, giảm sốt, giúp đổ mồ hôi rất tốt để làm dứt các cơn cảm cúm, cảm lạnh.

hành có tình kháng khuẩn cao rất hiệu quả trong việc chữa cảm lạnh (ảnh minh họa)

bài Thu*c đơn giản nhất từ hành trong việc chữa cảm cúm là nấu cháo gạo tẻ rồi cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng để giải mồ hôi. bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với kinh giới, tía tô để tăng thêm công dụng.

chữa cảm lạnh bằng tía tô

lá tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp nhanh chóng loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. do đó, khi bị cảm lạnh bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng tía tô như một vị Thu*c để trị dứt điểm tình trạng này.

uống nước tía tô nóng là phương pháp giải cảm rất hiệu quả (ảnh minh họa)

bạn có thể dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng để uống. hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ để giải mồ hôi. ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/4-meo-tri-dut-diem-cam-lanh-bang-gia-vi-trong-bep-d149268.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-meo-tri-dut-diem-cam-lanh-bang-gia-vi-trong-bep/20201208030228875)

Tin cùng nội dung

  • Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn dân tộc.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY