Tin y tế hôm nay

Tin y tế

4 ngày liên tiếp bị táo bón, cô gái được đồng nghiệp phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh

Sau 4 ngày không thể đi ngoài, cô Mai cảm thấy chướng bụng và đau bụng nên đã nhanh chóng vào nhà vệ sinh trước khi diễn ra cuộc họp.

Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital chia sẻ về trường hợp cô Mai (30 tuổi) sống tại Đài Loan.

Ngay từ thời sinh viên, cô mai đã gặp vấn đề về táo bón nên phải sử dụng viên uống bổ sung chất xơ và men tiêu hóa để quá trình đi ngoài diễn ra thuận lợi. tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng Thu*c, hiệu quả ngày càng kém và cô mai phải định kỳ đến phòng khám lấy Thu*c làm mềm phân, chỉ cần ngừng sử dụng thì tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng và bệnh nhân phải ngồi trong nhà vệ sinh kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.

4 ngày liên tiếp bị táo bón, cô gái được đồng nghiệp phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dạo gần đây, do tính chất công việc bận rộn nên cô mai quên đến phòng khám lấy Thu*c và hậu quả là bệnh trở nặng. một hôm, sau 4 ngày không thể đi ngoài, cô mai cảm thấy chướng bụng và đau bụng nên đã nhanh chóng vào nhà vệ sinh trước khi diễn ra cuộc họp.

Chẳng ngờ, trước khi cuộc họp kết thúc vẫn không thấy cô mai xuất hiện nên đồng nghiệp đã vào nhà vệ sinh tìm và phát hiện cửa khóa trái, cô mai ngã sấp trong vũng máu. đồng nghiệp sợ hãi lập tức phá cửa và phát hiện khóe mắt của cô mai có một vết xước, nửa cơ thể dưới vẫn chưa mặc quần nên lập tức gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện điều trị.

Sau khi cô mai tỉnh lại đã tường thuật mọi chuyện, hóa ra vì muốn nhanh chóng giải quyết tình trạng táo bón trước khi cuộc họp diễn ra, cô mai trong trạng thái căng thẳng kèm với gắng sức quá mức đã dẫn đến tình trạng mất ý thức.

Bác sĩ Trương cho biết: "Khi bệnh nhân gắng sức quá mức sẽ xảy ra bệnh lý tăng phản xạ tự phát. Thời điểm này, tình trạng co máu khiến lưu lượng máu không cung cấp đủ cho não khiến bệnh nhân dễ bị ngất xỉu, thông thường người bệnh có thể tỉnh lại sau 1 - 2 phút, nhưng trường hợp cô Mai không may mắn bởi khi ngất xỉu, cô Mai đã đập đầu về phía cửa khiến máu tuôn chảy không ngừng nên thời gian hôn mê cũng kéo dài".

4 ngày liên tiếp bị táo bón, cô gái được đồng nghiệp phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh - Ảnh 2.

Bác sĩ Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital

Bác sĩ trần long, khoa thần kinh, bệnh viện zhongda hospital southeast universtiy thông tin thêm về một trường hợp khác. đó là một bệnh nhân nam mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ ngất xỉu trong nhà vệ sinh. khi bệnh nhân bật dậy khỏi chiếc giường ấm áp và đi tiểu trong đêm đông lạnh giá, bệnh nhân đột ngột bất tỉnh khi đang đứng tiểu, bởi lúc này lượng nước lớn đột ngột xuất ra khỏi cơ thể khiến lưu lượng máu chưa kịp trở về tim, gây ra tình trạng thiếu máu cung cấp cho não nên bệnh nhân dễ bị ngất xỉu.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, nam giới khi đi tiểu tốt nhất nên chọn tư thế ngồi trên bồn cầu như chị em phụ nữ để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Những biểu hiện của bệnh tăng phản xạ tự phát bao gồm

Huyết áp cao (lớn hơn 200/100).

Đau đầu như búa bổ, mặt đỏ bừng.

Đổ mồ hôi nhiều hơn mức độ của bệnh lý tổn thương cột sống.

Nghẹt mũi, buồn nôn.

Mạch chậm, ít hơn 60 nhịp một phút.

Sởn gai ốc thấp hơn mức độ của bệnh lý tổn thương cột sống.

Nguyên nhân gây nên bệnh tăng phản xạ tự phát

Là do một sự kích thích thấp hơn mức độ thương tổn, thường liên quan tới chức năng của bàng quang và đại tràng. Trong số đó có những nguyên nhân sau:

Tức bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ống thông đường tiểu bị tắc.

Túi đựng nước tiểu đầy tràn.

Đại tràng sưng phồng hoặc co thắt.

Táo bón/phân đóng chặt.

Trĩ hoặc nhiễm trùng hậu môn.

Da bị nhiễm trùng hoặc sưng tấy, các vết đứt, vết thâm, vết trầy.

Những điểm loét do áp lực tỳ (loét do tư thế nằm).

Móng mọc vào da.

Các vết bỏng (kể cả do cháy nắng, bỏng do nước nóng).

Quần áo chật hoặc hạn chế cử động.

Hoạt động T*nh d*c.

Thống kinh.

Chuyển dạ và sinh con.

Những bệnh lý ở phần bụng (loét dạ dày, viêm ruột kết, viêm màng bụng).

Gãy xương.

Theo Ettoday

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/4-ngay-lien-tiep-bi-tao-bon-co-gai-duoc-dong-nghiep-phat-hien-ngat-xiu-trong-nha-ve-sinh-20201210010410875.chn)
Từ khóa: táo bón

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Gần tết rồi, con cái bận công việc, nhà chỉ còn 2 ông bà già nên tôi muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi 3 tầng, khá rộng, không biết chi phí có cao lắm không, và liên hệ ở đâu? Chúng tôi chưa bao giờ thuê dịch vụ này, có điều gì cần lưu ý, nhờ mangyte.vn chỉ giúp. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều! (Bảy Hạnh - Q. Gò Vấp, TPHCM)
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY