Bạn nên biết hôm nay

5 bài tập giảm đau cơ do di chứng Covid

Đứng đưa tay qua đầu nghiêng người hoặc ngồi trên ghế uốn cong người về phía trước giúp giãn cơ, giảm đau cơ sau thời gian điều trị Covid-19.

Đau cơ, đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến ở người bệnh hậu Covid. Theo các chuyên gia của Bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y dược TP HCM, các bài tập vận động kéo giãn cơ nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau và cứng cơ do di chứng hậu Covid. Mỗi động tác giữ trong 20 -25 giây.

Động tác 1

Đưa cánh tay phải lên qua đầu rồi nghiêng người sang trái một chút. Với bài tập này bạn sẽ cảm thấy căng dọc bên phải cơ thể. Lặp lại ở bên đối diện.

Động tác 2

Đưa cánh tay ra trước và giữ thẳng. Đưa ngang qua người, dùng tay còn lại ép vào ngực để cảm nhận sức căng quanh vai. Lặp lại ở bên đối diện.

Động tác 3

Ngồi trên mép ghế, lưng và chân giữ thẳng, gót chân chạm đất. Đặt tay lên đùi còn lại, hơi uốn cong về phía trước đến khi thấy phần sau của chân căng ra. Lặp lại bên đối diện.

Động tác 4

Đứng vịn tường hoặc vật chắc chắn làm điểm tựa. Đứng thẳng, bước một chân ra sau, gập gối, giữ cho chân sau thẳng, gót chân chạm đất. Bạn sẽ thấy căng mặt sau của cẳng chân. Lặp lại ở bên đối diện.

Động tác 5

Đứng thẳng lưng, vịn vào một vật chắc chắn làm điểm tựa. Co một chân ra sau, tay giữ mắt cá chân hoặc mu bàn chân. Giữ đầu gối gần nhau, bàn chân chạm mông đến khi thấy căng mặt trước của đùi. Lặp lại bên đối diện.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/5-bai-tap-giam-dau-co-do-di-chung-covid-4419200.html)

Tin cùng nội dung

  • Những dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận biết được cơ thể có đang thiếu hụt vitamin D hay không.
  • Bệnh sốt xuất huyết khá nguy hiểm nhưng vẫn còn nhiều người có những nhận thức không đúng về bệnh dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tính mạng của chính mình và người thân.
  • Trước khi gặp cơn đau tim, bệnh nhân có thể cảm nhận cổ bị đau và cứng, triệu chứng do bị căng cơ và mọi người thường bỏ qua triệu chứng này.
  • Gây đau đớn do co thắt cơ bắp không tự nguyện, không đủ dịch cơ thể thường góp phần gây chuột rút, gọi bác sỹ nếu chuột rút kéo dài hơn một giờ hoặc lâu hơn
  • Cháu năm nay 18 tuổi. Cháu có tham gia tập gym. Tuy nhiên, cháu lại bị đau cơ, đau 1 tuần rồi mà không hết.
  • Khi bị đau nhức, nhất là vết bầm tím, ứ huyết, đau cơ, đau mình, nhức mỏi chân tay, ta có thể tận dụng những cây cỏ và động vật sống tự nhiên để trị bệnh dưới nhiều hình thức.
  • Thật là khó chịu khi thức dậy, thường vào buổi sáng, phát hiện đầu tiên là bị cứng cổ, cổ căng cứng, cử động rất khó khăn,
  • Tôi đi khám bệnh định kỳ thì phát hiện bị mỡ máu cao, được bác sĩ cho Thuốc statin để điều trị.
  • Bất cứ ai cũng có thể bị xơ cứng rải rác, nhưng phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần, bệnh thường được chẩn đoán từ 15 tới 60 tuổi. Khả năng mắc bệnh cao hơn, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này, hoặc các rối loạn tự miễn khác. Có tiền sử mắc bạch cầu đơn nhân, và hút Thu*c lá cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY