Dáng đẹp hôm nay

5 “chìa khoá” tăng sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh cho cả nhà

(MangYTe) - Hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể “khoẻ mạnh” và là chìa khóa giúp phòng dịch bệnh trong thời điểm hiện tại. Mẹ hãy xem ngay 5 bí kíp tăng sức đề kháng cho cả nhà nha!

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Sau một ngày dài hoạt động, một giấc ngủ ngon giúp chúng ta tiêu hao mệt mỏi, giải toả căng thẳng, tái tạo sức lực hỗ trợ đề kháng. Trong lúc này, cơ thể sẽ tiết ra những hormone cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Nhờ vậy mà giảm khả năng mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh.

Nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch khiến bạn dễ dàng mắc bệnh hơn. Vậy nên dù bận rộn, mẹ cũng nên nhắc nhở mọi người trong gia đình ngủ từ 6-8 tiếng (đối với người lớn) hoặc 9-12 tiếng (đối với các bé) mỗi ngày nhé!

Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

Mẹ có biết rằng dinh dưỡng có trong thực phẩm là chính là yếu tố then chốt giúp tăng cường và hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm như: trái cây, rau củ màu sáng, thịt bò, trà xanh, sữa chua… đều là thành phần hằng đầu giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Ngoài ra việc bổ sung lợi khuẩn vào hệ tiêu hoá sẽ giúp cho cơ thể một cách rất hiệu quả. Theo phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Tổng thư ký Chi hội Tiêu hoá Gan mật Dinh dưỡng Nhi Việt Nam, gần 70 – 80% các tế bào miễn dịch cư trú tại đường ruột. Nơi đây còn chứa 100.000 tỷ vi khuẩn, gấp 10 lần số tế bào trong cơ thể.

Vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn trong sữa chua giúp sản sinh kháng thể IgA; tăng số lượng và chức năng các tế bào miễn dịch; tạo màng chắn ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả. Đây cũng là phương pháp tiên tiến được vận dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Mẹ có biết chủng men Probiotics (lợi khuẩn) hàng đầu thế giới, L.Casei 431™ đã được kiểm chứng lâm sàng giúp tăng 37% (giữa nhóm sử dụng và nhóm không dùng L.Casei 431™).

Tại Việt Nam, chủng men này được bổ sung trong sản phẩm sữa chua uống men sống Vinamilk Probi, được chứng minh lâm sáng giúp tăng nồng độ miễn dịch IgA, và giảm đáng kể tỷ lệ mắc và số ngày bị cảm cúm (theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) trên nhóm trẻ sử dụng. Sữa chua uống Probi là sản phẩm được Tổng hội y học Việt Nam khuyên dùng 2 chai mỗi ngày để cản vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập trên bề mặt niêm mạc ruột. Từ đó hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giúp bệnh, bảo vệ cả gia đình.

Sản phẩm còn có đa dạng hương vị thơm ngon với nhiều dung tích, phù hợp cho mọi thành viên trong nhà. Vì vậy, mẹ nên sử dụng sữa chua uống Probi bổ sung vào thực đơn hằng ngày để cho cả gia đình nhé!

Giữ cho cơ thể luôn vận động

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định việc tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích cho cả cơ thể và bộ não, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 60 – 90% người thường xuyên tham gia hoạt động thể chất ít bị cảm lạnh hơn so với những người không rèn luyện thể thao – theo kết quả khảo sát của Hội đồng quản lý Sức khoẻ, Thể dục, Thể thao và dinh dưỡng Hoa Kỳ (PCFSN) công bố vào tháng 6/2001.

Để lí giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường oxy, máu đến các bộ phận khác của cơ thể khiến tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy mẹ đừng quên khuyến khích tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường đề kháng, phòng tránh các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh nha!

Giữ vệ sinh sạch sẽ không trực tiếp làm tăng khả năng miễn dịch nhưng hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động cách hiệu quả hơn. Bởi vì vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: uốn ván, sốt thương hàn, tả, lao… mà nếu hệ thống miễn dịch không tốt thì có thể dễ dàng nhiễm bệnh. Đặc biệt con trẻ thường tò mò và hiếu động khi tiếp xúc với môi trường xung quanh nhưng không biết đó là môi trường bẩn chứa mầm bệnh.

Vì thế, mẹ cần tập cho các bé thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ từ nhỏ như rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh cá nhân khi ở trường, hạn chế ăn đồ ăn vặt ngoài vỉa hè… Ngoài ra, mẹ cũng chú ý vệ sinh sạch sẽ nơi ở của gia đình để hạn chế các mầm bệnh có cơ hội sinh trưởng và phát triển ngay trong nhà, để hỗ trợ cho cả nhà mình!

Giải toả stress để tăng sức đề kháng

Stress nghĩa là tình trạng căng thẳng về tâm lý có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của con người. Tình trạng stress kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá liquid, làm tăng cholesterol trong máu.

Căng thẳng làm tiết các chất như adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu oxy ở tim mạch và gây tình trạng rối loạn hoormon làm mất cân bằng và giảm khả năng hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên, việc có tinh thần “khoẻ mạnh” sẽ giúp cơ thể đề kháng, ít mắc các bệnh thường gặp như cảm cúm hay các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…

Đối với người lớn, có rất nhiều cách để giải toả stress như ngồi thiền, không sử dụng cách chất kích thích như rượu bia, tập suy nghĩ tích cực, giữ gìn tốt mối quan hệ với những người xung quanh… Còn đối với các bé, mẹ nhớ thường xuyên chơi và trò chuyện với con, ngày nghỉ cũng với cả gia đình, bạn bè và con, cùng con nuôi và chăm sóc thú cưng… Các cách đơn giản vậy thôi nhưng lại hiệu quả bất ngờ để cả nhà mình đấy!

Trên đây là 5 “bí kíp vàng” mà mẹ nên biết để giúp cả gia đình có sức khoẻ và tinh thần thật tốt để phòng chống bệnh tật nhé!

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/5-chia-khoa-tang-suc-de-khang-phong-ngua-dich-benh-cho-ca-nha-4063496-q.html)

Tin cùng nội dung

  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khi sức đề kháng (hay khả năng miễn dịch) bị suy giảm.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY