Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

5 thập kỷ gắn bó với vỉa hè Hà Nội của bà cụ 80 tuổi: Chẳng sợ bom rơi thì giờ ngại gì nắng mưa

Có một người phụ nữ đã mấy chục năm nay lặng lẽ nhìn ngắm thủ đô Hà Nội thay đổi từng giờ, từng phút bên những góc phố, vỉa hè.

Vào một ngày giữa tháng 6, đi qua đoạn đường phan đình phùng đối diện bốt hàng đậu, hà nội, một bà cụ tóc đã bạc phơ ngồi thu mình trong một góc vỉa hè. thực tế, đó chính là "ngôi nhà" suốt 4 năm nay của bà nguyễn thị ái liên, năm nay đã hơn 80 tuổi.

Góc vỉa hè là "ngôi nhà" của bà Liên gần 4 năm nay

Chẳng nhớ mình năm nay mình đã độ bao nhiêu, chỉ biết ở tuổi khoảng "gần đất xa trời", theo lời kể, bà liên đã dong duổi khắp các ngõ ngách, các con phố của thủ đô hà nội hơn 50 năm.

Không biết quê quán mình ở đâu, bà chỉ nhớ khi còn nhỏ được một cặp vợ chồng ở sơn tây nhận làm con nuôi, nhưng vì thời kì chiến tranh vất vả, gia đình chẳng có cái mà ăn, năm 17 tuổi bà tạm biệt cha mẹ nuôi xuống thủ đô hà nội kiếm sống.

Cách đây nhiều năm, bà từng tìm về ngôi nhà của cha mẹ nuôi ở Sơn Tây nhưng cả hai đều đã mất nên bà lại lặng lẽ ra đi.

Thời còn trẻ, bà làm đủ mọi thứ nghề, từ rửa bát thuê, bán hàng rong, cửu vạn, thu nhặt phế liệu... để kiếm từng đồng trang trải cuộc sống. lúc hà nội còn nhiều đồng ruộng, bà còn đi mò cua bắt ốc để cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Bà Nguyễn Thị Ái Liên năm nay đã hơn 80 tuổi

Bà liên đã sống ở rất nhiều "ngôi nhà" trên các con phố của hà nội, cách đây 4 năm, "ngôi nhà" của bà là khu vực vỉa hè của một quầy ki-ốt ở số 2 phố hàng giầy (hoàn kiếm- hà nội).

Nhưng vì ở khu vực đó cứ đến sáng sớm là bà phải dọn đồ để chủ ki-ốt bán hàng, thế nên bà gồng gánh đồ đạc chuyển ra vỉa hè của một khu nhà công vụ trên phố phan đình phùng do nhà nước chưa sử dụng đến để sinh sống.

Vỉa hè khu nhà công vụ đầu phố Phan Đình Phùng nơi bà Liên đang sinh sống

Ngồi thu mình giữa những vật dụng đơn sơ - một túi đựng quần áo, vài chai nước, một cái giỏ đựng bát đĩa, chiếc radio đã cũ cùng chiếc đồng hồ để xem giờ, giữa dòng xe ngang dọc mỗi ngày, bà liên cứ lặng lẽ nhìn ngắm thời gian trôi. đối với bà, hà nội đã quá quen thuộc. bà đã chứng kiến phố phường nơi đây từ thời chiến tranh bọm đạn.

Khi giặc mỹ ném bom b52 xuống khu vực phố khâm thiên, bà kể lúc đó mọi người nháo nhác chui xuống hầm còn bà "thì cứ ung dung ngồi ở trên vỉa hè ấy vậy mà chẳng có mảnh bom, mảnh đạn nào rơi vào người?"

Bà Liên bên chiếc radio và chiếc đồng hồ đã cũ

Chiếc túi đựng quần áo, một vài chai nước và chiếc giỏ đựng bát đĩa ăn cơm là tài sản quý giá của bà

Trong chiếc giỏ là vật dụng dùng để ăn uống của bà Liên

Đi đâu bà cũng mang theo 2 chiếc chổi để quét dọn sạch sẽ nơi mình sống

Cách đây hơn chục năm, khi còn khoẻ bà vẫn đi bán hàng rong quanh thành phố này, đến khoảng 4,5 năm năm nay khi sức khoẻ đã yếu bà không còn đi bán hàng được nữa. Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào những nhóm từ thiện, những nhà hảo tâm, ai cho gì ăn nấy để sống qua ngày.

Cuộc sống ngoài vỉa hè không lấy gì làm dễ dàng, mùa đông thì gió lạnh, mùa hè thì nắng nóng, mưa gió, sấm sét bà đều đã từng nếm trải.

Bà nói: "Ấy thế mà số mình cũng may, trơi thương mình. Ngày xưa chiến tranh thì không bị bom đạn, bây giờ nắng mưa thì không bị ốm đau bệnh tật, cứ thế này mà sống qua ngày".

Những ngày nắng nóng vừa qua, một xô nước cùng một chiếc khăn mặt ngâm trong đó là "cứu cánh" để bà chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết. Mỗi khi không khí oi bức tới khó thở, bà lại nhúng cái khăn vào nước rồi đội lên đầu để "hạ nhiệt".

Bà Liên dùng chiếc khăn mặt và xô nước để chống nóng

Nóng quá bà lại đắp khăn mặt lên đầu cho mát

Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, bà được nhà nước đưa vào khu cách ly ở 3 tháng, đến hết thời hạn cách ly các cô các chú ở đó hỏi bà có muốn ở lại không thì bà nói cho bà về lại "ngôi nhà" của mình để sinh sống vì đã quen ở đó rồi...

Cuộc sống trên vỉa hè đã quá quen thuộc với bà Liên

Bà cứ lặng lẽ nhìn ngắm sự thay đổi của thủ đô Hà Nội

Thân là phụ nữ nhưng đã sống được ở vỉa hè hơn 50 năm, đến bây giờ bà liên chẳng ngại điều gì, bà chỉ có một mong muốn, đến lúc mình không còn "trụ" được ở cái vỉa hè này nữa thì chỉ mong được đảng và nhà nước lo cho mình một chỗ "nằm ổn định", để không phải vật vờ như lúc còn sống...

Phùng Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/5-thap-ky-gan-bo-voi-via-he-ha-noi-cua-ba-cu-80-tuoi-chang-so-bom-roi-thi-gio-ngai-gi-nang-mua-20200612104727074.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY