Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

6 bài Thuốc trị sỏi tiết niệu

Sỏi đường niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, do sự kết tụ các chất bất thường trong nước tiểu. Việc di chuyển sỏi gây ra những cơn đau dữ dội.
Sỏi đường niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, do sự kết tụ các chất bất thường trong nước tiểu. Việc di chuyển sỏi gây ra những cơn đau dữ dội. Người bệnh bị sỏi đường niệu do thấp nhiệt có biểu hiện bụng dưới trướng đầy, nước tiểu vàng hay đỏ hoặc đục và có cặn, thỉnh thoảng có sỏi. Khi đi tiểu đau nhói, nóng buốt không thể nào chịu nổi. Sau khi hòn sỏi bài tiết ra thì đau buốt có phần giảm nhẹ.

Đông y điều trị theo nguyên tắc thanh nhiệt hóa kiên là chủ yếu. Sau đây là một số bài Thuốc trị:

Bài 1: dây lá kim tiền thảo tươi 100g, rửa sạch giã nhỏ, thêm 1 lít nước, lọc vắt lấy nước, cho uống trong ngày. Hoặc sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, chia 3 lần uống trong ngày. Uống đến khi khỏi bệnh.

Bài 2: râu ngô 40g, mã đề thảo 60g, cỏ mực 40g, rễ cỏ tranh 20g. Dùng tươi hay khô. Dùng tươi: sắc với 2 lít nước lấy 1 lít, lọc chia uống 3 lần, khi đói. Ngày 1 thang.

Bài 3: rau má 20g, thài lài tía 20g, râu ngô 30g, rau sam 20g, cam thảo đất 30g, lá tre 30g. Sắc với 800ml lấy 400ml, chia uống 3-4 lần trong ngày.

Bài 4: thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cam thảo 4g, xích linh 12g, mộc thông 6g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thủy, hoạt lợi thông khiếu.

Bài 5. Giáng thạch thang: giáng hương 3g, thạch vĩ 10g, hoạt thạch 10g, ngư não thạch 10g, kim tiền thảo 30g, hải kim sa 10g, kê nội kim 10g, đông quỳ tử 10g, ngưu tất 10g, cam thảo tiêu 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 15 thang. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm.

Bài 6. Thạch vĩ tán gia vị: thạch vĩ 8g, xa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cam thảo 4g, cù mạch 8g, đông quỳ tử 8g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, xuyên sơn giáp 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 20 ngày.

Gia giảm:

Lưng bụng đau như bị cắn, thêm xích thược 10g, cam thảo 5g.

Đau kịch liệt, đau lan cả bụng dưới, ngoại âm, thậm chí vã mồ hôi hột, sắc mặt trắng bệch, thêm hổ phách mạt 3g, bột tam thất 10g.

Huyết niệu lượng nhiều, thêm ngẫu tiết 20g, bồ hoàng thán 10g, bạch mao căn 15g.

Thấp nhiệt khá nặng, niệu đạo nóng đau, rít, thêm bồ công anh 15g, tử hoa địa đinh 10g, long quỳ 5g.

Đi tiểu, nước tiểu không liên tục, bụng dưới trướng đau, thêm ô dược 10g, mộc hương 10g, chỉ thực 5g, bạch chỉ 5g.

Sỏi lâu ngày khá to mà thể trạng người bệnh tốt, thêm tạo giác thích 10g, tam lăng 10g, nga truật 15g, tiêu thạch 10g.

Chữa trị lâu ngày không khỏi, hao dịch thương âm, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác, thêm sinh địa 15g, huyền sâm 20g, mạch môn 15g, miết giáp 10g.

Lâm chứng lâu ngày khí hư, sắc mặt trắng nhợt, đoản hơi, chất lưỡi nhạt có hằn răng, mạch tế nhược, thêm đảng sâm 25g, hoàng kỳ 25g.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/6-bai-thuoc-tri-soi-tiet-nieu-n25181.html)

Tin cùng nội dung

  • Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,... là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo.
  • YHCT gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...
  • Bạch mao căn là rễ cỏ tranh mọc ra nhỏ như sợi tóc màu trắng. Theo Đông y, bạch mao căn có vị cam hàn.
  • Chào bác sĩ. Em 27 tuổi, là nhân viên văn phòng, chủ yếu làm việc trên máy tính.
  • Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi mang cấu trúc oxalat canxi nhưng hiệu quả với sỏi cấu trúc urate. Nên dùng kết hợp với râu bắp, atiso.
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY