Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bài Thuốc phòng và trị sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu hình thành khi cơ thể mất nhiều tân dịch qua đường mồ hôi. Nước tiểu bị cô đặc nên tiểu tiện thường sẻn đỏ, có cảm giác nóng gắt.

Theo đông y mùa hạ nóng ẩm là mùa thấp nhiệt lưu hành, nhân tố gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể, kết lại ở thận, niệu quản hoặc bàng quang mà tạo nên sỏi. Có thể dùng một số bài Thuốc đông y trị tình trạng này.

Trà dược phòng và trị sỏi tiết niệu

Có thể dùng một trong các vị Thuốc hoặc bài Thuốc dưới đây, dùng dưới dạng hãm hoặc sắc uống thay trà hàng ngày như:

- Kim tiền thảo 30 - 90g

- Vỏ rễ cây lựu 30 - 60g.

- Rễ cỏ tranh 30 - 60g.

- Cây râu mèo (toàn cây) 30g.

- Hạ khô thảo 30g.

- Râu ngô 60g.

- Rễ ngô 120g, lá ngô 12g.

- Kim tiền thảo 30g, râu ngô 30g.

- Kim tiền thảo 60g, thòng bong 30g.

-  Đậu đen sao cháy vỏ, tán vụn 30g, lá diếp cá 30g.

                                              Kim tiền thào sắc uống trị sỏi tiết niệu

Dược thiện trị sỏi tiết niệu

Có thể chọn dùng các món ăn - bài Thuốc như:

- Kim tiền thảo 50g, mề gà 2 cái làm sạch (không bỏ màng trong). Hai thứ này đem hầm trong 1 giờ, ăn mề gà và uống nước hầm.

- Nước ép nho tươi 100 ml, nước ép ngó sen tươi 100 ml và nước ép sinh địa tươi 50 ml. Hoà đều rồi đun sôi, chế thêm một chút mật ong, chia uống vài lần trong ngày.

- Râu ngô 30 - 60g, trai 50 - 200g. Hai thứ đem hầm nhừ, bỏ bã râu ngô, ăn thịt trai và uống nước.

-Xích tiểu đậu 60g, kê nội kim sấy khô tán bột 15g, gạo nếp 100g. Đem xích tiểu đậu và gạo nếp ninh nhừ thành cháo rồi hòa bột kê nội kim, chia ăn vài lần trong ngày.

- Bột kê nội kim 6g, kim tiền thảo 45g, gạo tẻ 50g, đường trắng vừa đủ. Sắc kỹ kim tiền thảo lấy nước ninh với gạo thành cháo rồi hoà với bột kê nội kim và đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày .

 

                                                 Màng mề gà hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu

 Một số bài Thuốc đơn giản khác

Có thể dùng một trong số những bài Thuốc sau:

- Vỏ bí đao 30g, kim tiền thảo 30g, rau mã đề 15g, rễ cỏ tranh 30g, địa long khô 1 con. Sắc uống.

- Qua lâu nhân 50g, hạt củ cải trắng 10g, khổ sâm 60g, tất cả sấy khô. Tán thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

                                                  Khổ sâm vị Thuốc trị sỏi tiết niệu        

Hổ phách 30g, kê nội kim 30g, xa tiền tử 30g. Tất cả sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

- Phèn trắng sống 3g, tán thành bột mịn, hoà một chút nước, đắp vào rốn.

- Kê nội kim 18g, mang tiêu 18g. Hai thứ tán thành bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

-Hải phù thạch 60g, cam thảo sống 60g, hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g.

- Râu ngô 50g, nhân trần 25g, bồ công anh 25g, kim tiền thảo 30g. Sắc uống.

- Kim tiền thảo 30g,  thạch vi 30g, lô căn 30g. Sắc uống.

- Kim tiền thảo 30 - 60g, xa tiền tử 10g, thông thảo 6g, cam thảo 3g. Sắc uống.

- Trân châu mẫu 60g, kê nội kim 12g, lộ lộ thông 12g, hải phù thạch 15g, hải kim sa đằng 15g, ty qua đằng (dây mướp) 12g, mạch môn 9g. Sắc uống.                     

BS Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-phong-va-tri-soi-duong-tiet-nieu-n197287.html)

Chủ đề liên quan:

sỏi tiết niệu

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, cử động khó khăn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm
  • Khi trẻ bị ho, ngoài việc đi khám và dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ.
  • Sỏi đường tiết niệu có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao.
  • Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,... là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo.
  • YHCT gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY