Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

4 bài Thuốc chống thoái hóa cột sống cổ Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, cử động khó khăn.
Theo cổ truyền">y học cổ truyền, thoái hóa đốt sống cổ là do phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau, cử động khó khăn. Nếu không được chữa trị sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên bệnh.

Song song với việc tập luyện, tùy từng thể bệnh và cơ địa của người bệnh có thể áp dụng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: Thích hợp với người bệnh đầu, gáy, vai, vai lưng đau; váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, lưỡi trắng nhạt. Có thể dùng bài Thuốc: Cát cánh 6g, phục linh, trần bì, địa long mỗi loại đều 12g, tam thất 3g, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử mỗi loại đều 10g. Cho các vị Thuốc vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước Thuốc, cho nước ra, tiếp tục cho 300ml nước vào, nấu 100 lại nửa bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm. 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 2: Thích hợp với người có triệu chứng đau đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất là ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Có thể dùng bài Thuốc: Hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, xích thược, bạch thược mỗi loại đều 12g, quế chi, cát căn mỗi loại đều 9g, sinh khương 6g, táo 4 quả. Cho các vị Thuốc vào ấm cùng 5 bát con nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát, cho nước ra, tiếp tục cho 3 bát nước vào, nấu còn lại nửa bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm, dùng liền 1 tuần.

Bài 3: Thích hợp cho bệnh nhân có biểu hiện gáy, vai và lưng đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh. Cam thảo 6g, cát căn 15g, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua mỗi vị đều 9g, tam thất 3g, sinh khương 3 lát, táo 3 quả. Cho các vị Thuốc vào nồi đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn lại 150ml nước Thuốc, cho nước ra, tiếp tục cho 300ml nước vào, nấu 100 lại nửa bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc còn ấm, 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Thích hợp với người có biểu hiện là gáy, vai, lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má hay đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng. Có thể dùng bài Thuốc: Đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thỏ ty tử, kê huyết đằng mỗi loại đều 9g, ngưu tất, thục địa, đan sâm mỗi vị đều 12g. Cho các vị Thuốc vào ấm đổ 5 bát con nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát, cho nước ra, tiếp tục cho 3 bát nước vào, nấu còn lại 1 bát. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng liền 1 tuần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-4-bai-thuoc-chong-thoai-hoa-cot-song-co-y-hoc-co-truyen-15068.html)

Tin cùng nội dung

  • Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái đốt sống cổ.
  • Bệnh đau đốt sống cổ khiến không ít người khó chịu. Dưới đây là bài tập thư giãn đốt sống cổ đơn giản, hiệu quả chỉ với 5 phút mỗi lần.
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY