Thận , Tiết niệu hôm nay

Công dụng tán sỏi thận của kim tiền thảo

Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi mang cấu trúc oxalat canxi nhưng hiệu quả với sỏi cấu trúc urate. Nên dùng kết hợp với râu bắp, atiso.
Ngoài giải pháp mổ sỏi, nhiều trường hợp có thể tán sỏi từ bên ngoài cơ thể bằng phương tiện kỹ thuật như laser, siêu âm… Một số bệnh nhân chọn cách uống Thu*c làm tan sỏi.

Một số cây Thu*c có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậyngười bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo.

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng Thu*c vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso... để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu.

Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, Thu*c tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu.

Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, chất đạm lecithin trong đậu nành có khả năng phá vỡ cấu trúc của sỏi để viên sỏi thành sạn cát rồi theo dòng nước tiểu ra ngoài. Không chỉ người mang sỏi thận, ngay cả người có cơ tạng dễ bị sỏi thận cũng nên có chế độ dinh dưỡng ít nhiều theo kiểu "ăn chay" với đậu hủ, sữa đậu nành không đường… Không cần mỗi ngày nhưng nếu dùng từng đợt nhiều ngày trong tháng càng hay, nhất là trong thời gian được điều trị bằng cây Thu*c.

Chữa sỏi thận bằng Thu*c không quá khó. Khó là làm sao để đừng có thêm viên mới sau khi tán được viên sỏi đã có, khoáng chất đừng kết tủa thành sỏi nếu đường tiết niệu còn hanh thông. Nếu không thay đổi được một số tật xấu trong chế độ dinh dưỡng, trong nếp sinh hoạt, chẳng hạn uống bia nhiều hơn uống nước, ăn thịt nhiều hơn dùng rau, thì thầy Thu*c giỏi cũng đành bó tay.

Người bệnh cần được theo dõi qua tiêu chí khách quan như siêu âm để xác minh thay đổi về kích thước, vị trí của viên sỏi cũng như xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận.

Mangyte.vn Theo BS Lương Lễ Hoàng - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-tan-soi-than-cua-kim-tien-thao-2038.html)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có thể gây bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận.
  • Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn,
  • Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY